TIN LIÊN QUAN | |
Máy bay ném bom Mỹ bay qua Biển Hoa Đông | |
Va chạm tàu trên biển Hoa Đông, hơn 30 người mất tích |
Tàu hải cảng Nhật tăng cường tuần tra Biển Hoa Đông. (Nguồn: AP) |
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) đang lên kế hoạch thành lập một đơn vị tác chiến điện tử mới chịu trách nhiệm gây nhiễu tín hiệu để đối phó với các cuộc tấn công tiềm tàng.
Đơn vị này, với khoảng 80 nhân viên, dự kiến được thành lập vào mùa Xuân tới tại căn cứ của Lực lượng Phòng vệ trên Bộ (GSDF) ở thành phố Kumamoto, phía Tây Nam Nhật Bản. Đơn vị này sẽ đóng vai trò hậu thuẫn ở phía Nam cho đơn vị tác chiến điện tử được thành lập từ thời Chiến tranh Lạnh trên đảo Hokkaido ở phía Bắc Nhật Bản.
Đơn vị tác chiến điện tử đầu tiên của Nhật Bản đóng quân tại doanh trại Higashi-Chitose, Hokkaido, nơi có vị trí đắc địa và từng phát huy hiệu quả trong việc chặn các tín hiệu của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, Biển Hoa Đông đang nổi lên như một ưu tiên mới hơn trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản. Trong những tuần gần đây, các tàu Trung Quốc liên tục xâm nhập với tần suất kỷ lục vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, nơi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư. Vì vậy, việc thành lập đơn vị tác chiến điện tử mới ở phía Nam được cho là rất cần thiết, một phần do bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc không ngừng gia tăng liên quan tới khu vực nhạy cảm này.
Trong trường hợp quần đảo Senkaku bị tấn công, đơn vị mới sẽ xác định bước sóng điện từ mà các tàu chiến và máy bay của đối phương sử dụng để liên lạc và phát tín hiệu radar. Sau đó, đơn vị này sẽ tìm cách phá sóng nhằm can thiệp vào hệ thống truyền tín hiệu dẫn đường cho tên lửa dẫn đường của kẻ thù.
Đơn vị đặc nhiệm này sẽ đóng quân tại Trại Kengun ở thành phố Kumamoto, và sẽ phối hợp với Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai Nhanh, doanh trại Ainoura ở tỉnh Nagasaki và có nhiệm vụ tái chiếm các hòn đảo.
Theo kế hoạch, các thành viên của đơn vị kể trên sẽ bắt đầu tham gia hoạt động đào tạo về tác chiến điện tử vào tháng tới tại Trường Tín hiệu Lực lượng Phòng vệ ở tỉnh Kanagawa, giáp Thủ đô Tokyo. Chương trình đào tạo bao gồm cả nội dung các hướng dẫn về năng lực tác chiến điện tử mới nhất đang được phát triển trên phạm vi quốc tế.
Tháng 3/2020, Trường Tín hiệu Lực lượng Phòng vệ đã tiếp nhận Hệ thống Tác chiến Điện tử Mạng (NEWS) gắn trên xe tải. Hệ thống này có thể phân tích các sóng điện tử trên bán kính rộng và gây nhiễu tín hiệu. Đơn vị tác chiến điện tử mới cũng sẽ sử dụng NEWS và được đào tạo về cách vận hành hệ thống này.
Năng lực tác chiến điện tử trong những năm gần đây đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong năng lực quốc phòng của nhiều quốc gia. Theo các chuyên gia an ninh, Nga có thể đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 bằng cách sử dụng công nghệ gây nhiễu đối với lực lượng Ukraine. Không giống một cuộc xâm lược trên bộ, việc chiếm một hòn đảo biệt lập có liên quan tới mạng lưới liên lạc phức tạp giữa các lực lượng trên bộ, trên không và hải quân và do vậy, việc chặn các hệ thống liên lạc ngày càng trở thành yếu tố “sống còn” với các lực lượng phòng thủ.
Cuối tháng 12/2019, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua dự thảo ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2020 cao kỷ lục là 5.310 tỷ Yên (khoảng 48,5 tỷ USD). Đây là năm thứ 8 liên tiếp chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe tăng ngân sách quốc phòng. Trong số này, khoảng 15 tỷ Yên sẽ được sử dụng để phát triển “máy bay tác chiến điện tử” với khả năng chặn tín hiệu để ngăn cản các lực lượng thù địch xâm lược.
Bên cạnh đó, Nhật Bản đã thành lập đơn vị tác chiến không gian đầu tiên thuộc Lực lượng Phòng vệ trên không (ASDF), vì vậy một phần ngân sách cũng sẽ được sử dụng mua sắm các thiết bị để phát hiện sự can thiệp vào các tín hiệu điện tử bằng vệ tinh của Nhật Bản và theo dõi rác thải vũ trụ, cũng như các vật thể không xác định.
| Nhật Bản cứu 26 công dân Triều Tiên bị đắm tàu tại Biển Hoa Đông Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 12/1 cho biết đã cứu 26 công dân Triều Tiên sau khi những người này ... |
| Australia nên làm gì ở Biển Đông? Có quan hệ gần gũi với cả Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản, Australia có thể là cầu nối trung gian giải quyết những căng ... |
| G7 quan ngại hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông Thông tin được Chính phủ Nhật Bản đưa ra ngày 6/4. |