Nhỏ Bình thường Lớn

Anh chuẩn bị ký hiệp định lịch sử với Nhật Bản, tung kế hoạch đổ bộ nhóm chiến hạm tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Trong ngày 18/5, Thủ tướng Anh Rishi Sunak sẽ ký "Hiệp định Hiroshima" lịch sử khi ông gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trước thềm Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ở Hiroshima.
Anh chuẩn bị ký hiệp định lịch sử với Nhật Bản, tung kế hoạch đổ bộ nhóm chiến hạm tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. (Nguồn: Gov,Uk)
Hai thủ tướng Anh và Nhật Bản chuẩn bị ký kết Hiệp định Hiroshima, hợp tác trên nhiều lĩnh vực. (Nguồn: Gov.Uk)

"Hiệp định Hiroshima" sẽ bao gồm các thỏa thuận mới về quốc phòng, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, giải quyết những thách thức toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Theo Hiệp định này, Thủ tướng Anh cũng sẽ nhất trí về Quan hệ đối tác không gian mạng mới với Nhật Bản.

Bên cạnh đó, hai quốc gia cũng sẽ công bố khởi động "quan hệ đối tác về chip bán dẫn" để tăng cường chuỗi cung ứng đối với mặt hàng này trong một thị trường ngày càng cạnh tranh.

Thủ tướng Anh nói rõ: “Hiệp định Hiroshima sẽ chứng kiến chúng ta tăng cường hợp tác giữa hai lực lượng vũ trang, cùng nhau phát triển kinh tế và phát triển chuyên môn khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới của chúng ta”.

Trong ngày 18/5, Thủ tướng Sunak cũng sẽ đến thăm một căn cứ hải quân và xác nhận quan hệ hợp tác quốc phòng mới giữa London và Tokyo, trong đó có việc tăng gấp đôi số lượng binh sĩ Anh trong các cuộc tập trận chung sắp tới.

Trong một diễn biến khác, ngày 17/5, chính phủ Anh thông báo: "Hôm nay, London sẽ xác nhận rằng Nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ quay trở lại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vào năm 2025, sau hải trình đầu tiên đến khu vực này vào năm 2021".

Vào tháng 5/2021, nhóm tác chiến tàu sân bay của Vương quốc Anh do tàu sân bay Lớp Queen Elizabeth dẫn đầu thực hiện hành trình vòng quanh thế giới kéo dài 28 tuần, trong đó lần đầu tiên nhóm này ghé cảng của Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Trong hải trình khi đó, nhóm tàu này đã tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với các lực lượng vũ trang của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ. Vào tháng 7/2021, nhóm tàu đi qua Biển Đông.

Tin thế giới 17/5: Ukraine xem nhẹ 'siêu vũ khí' Nga, Moscow tuyên bố chẳng cần 'xoay' sang đâu, kế hoạch lớn của châu Âu

Tin thế giới 17/5: Ukraine xem nhẹ 'siêu vũ khí' Nga, Moscow tuyên bố chẳng cần 'xoay' sang đâu, kế hoạch lớn của châu Âu

Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc làm căng với Anh về vấn đề Đài Loan, Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu ...

Lần hiếm hoi hai tổng thống Nga và Ukraine cùng chung phản ứng về một ý tưởng hòa bình, khối châu Phi 'xuất chiêu'

Lần hiếm hoi hai tổng thống Nga và Ukraine cùng chung phản ứng về một ý tưởng hòa bình, khối châu Phi 'xuất chiêu'

Ngày 16/5, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các nhà lãnh đạo châu Phi hy vọng sẽ thực hiện sứ mệnh hòa bình ...

Điểm tin thế giới sáng 18/5: Trung Quốc phóng vệ tinh định vị Bắc Đẩu, Thủ tướng Canada thăm Hàn Quốc, Sudan cần 2,56 tỷ USD ứng phó nhân đạo

Điểm tin thế giới sáng 18/5: Trung Quốc phóng vệ tinh định vị Bắc Đẩu, Thủ tướng Canada thăm Hàn Quốc, Sudan cần 2,56 tỷ USD ứng phó nhân đạo

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/5.

Đón quan chức Trung Quốc, Ukraine ca ngợi Bắc Kinh, tuyên bố sẽ không chấp nhận điều này

Đón quan chức Trung Quốc, Ukraine ca ngợi Bắc Kinh, tuyên bố sẽ không chấp nhận điều này

Ngày 17/5, hãng tin TASS đưa tin, đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Li Hui đã có mặt tại Ukraine. ...

Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’?

Né lệnh trừng phạt Nga, không muốn bị Mỹ áp luật chơi, nhiều quốc gia quay lưng với USD, NDT Trung Quốc có thể là ‘bức tường thành’?

Gần đây, nhiều khách hàng sẵn sàng thanh toán các hóa đơn bằng đồng Nhân dân tệ, bởi lý do khủng hoảng kinh tế, lệnh ...

(theo Al Jazeera, Reuters)

Tin cũ hơn