Nhỏ Bình thường Lớn

Anh: dự thảo luật truy cập lịch sử trình duyệt không cần giấy phép

Lịch sử truy cập vào tất cả các website của tất cả mọi cá nhân ở nước Anh sẽ được ghi lại và lưu giữ trong thời gian một năm, theo quy định của một dự luật mới được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Theresa May công bố.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh Theresa May. (Nguồn: Sky News)

Theo dự luật, các cơ quan cảnh sát và an ninh có thể truy cập tất cả các dữ liệu - bao gồm các địa chỉ trang web mà cá nhân đó truy cập - mà không cần giấy phép.

Dự thảo Luật Các quyền Điều tra mới là một nỗ lực nhằm tạo thêm nhiều quyền hạn giám sát cho các cơ quan an ninh và lực lượng cảnh sát. Dự thảo luật này sẽ được cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện xem xét trước khi bỏ phiếu thông qua văn bản cuối cùng vào năm 2016.

Chris Phillips, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Chống khủng bố Quốc gia, nói với hãng tin Sky News: "Thế giới chuyển động một cách nhanh chóng: mọi người giao tiếp bằng nhiều phương tiện khác nhau, đó có thể là WhatsApp, là Facebook, email hay điện thoại. Vì vậy, điều quan trọng là luật pháp phải bắt kịp thực tế cuộc sống. Nếu không có những dự luật mới, chúng ta lâm vào tình thế rất nguy hiểm."

Việc tiếp cận lịch sử truy cập các trang web được tiến hành dựa trên việc xếp loại thông tin đó là như là “dữ liệu truyền thông” thay vì “nội dung” thông tin.

“Dữ liệu truyền thông” bao gồm những nội dung: thông điệp do ai gửi, ở đâu và khi nào - là tất cả những điều vẫn thường được viết trên phong bì hoặc được ghi trong một hóa đơn điện thoại chi tiết. Còn “nội dung” là những gì viết trong thư, hoặc nội dung các cuộc gọi điện thoại. Truy cập vào nội dung đòi hỏi phải có giấy phép; còn truy cập dữ liệu thì không cần giấy phép.

Hiện các nội dung gây tranh cãi khác của dự luật bao gồm: các chính trị gia hay thẩm phán sẽ là người ký giấy phép cho việc truy cập vào nội dung truyền thông, chẳng hạn như thư điện tử, cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản.

Các giấy phép này sẽ chịu sự kiểm tra của GCHQ (cơ quan an ninh và tình báo của chính phủ Anh). Các chương trình quét chặn của cơ quan này hiện đang rà soát hàng tỷ thông tin liên lạc mỗi ngày, bao gồm cả siêu dữ liệu và nội dung – cũng sẽ phụ thuộc vào việc cấp giấy phép này. Phạm vi rà soát có thể bị hạn chế chặt chẽ hơn.

Quyền của GCHQ được thâm nhập vào máy tính của mọi người (mới được thừa nhận trong năm nay) cũng cần được cấp phép.

Alice Wyss, một nhà nghiên cứu của cơ quan Ân xá nước Anh, cho biết "việc giám sát công chúng một cách tràn lan thực sự là một mối lo ngại. Đó là hành vi vi phạm quyền riêng tư cá nhân. Dự luật mới này có khả năng sẽ cho phép chương trình thu thập dữ liệu trái pháp luật tiếp tục hoạt động tràn lan."

Những kế hoạch mã hóa của Chính phủ cũng sẽ được giám sát chặt chẽ. Nhiều công ty, bao gồm cả Apple và WhatsApp, đang đề xuất cung cấp một số hình thức mã hóa đầy đủ, theo đó sẽ khóa mã các tin nhắn theo cách thức mà thậm chí các công ty ở Thung lũng Silicon cũng không giải mã nổi.

Chính phủ Anh hiện đang có quyền bắt buộc các công ty cung cấp "nội dung minh bạch”. Tuy nhiên, quyền này chưa bao giờ được xem xét theo luật định và có thể gây tranh cãi nếu được giữ lại trong dự luật mới.

Các công ty công nghệ cho rằng việc mã hóa đầy đủ là cách duy nhất để bảo vệ người dùng sản phẩm và dịch vụ của họ an toàn khỏi bọn tin tặc.

Lord Carlile, nhà phê bình độc lập về pháp luật chống khủng bố và là một thành viên Đảng Dân chủ Tự do, nói với Sky News: "Đây là một dự luật quan trọng cho phép các cơ quan chức năng bắt giữ những tên tội phạm và khủng bố nghiêm trọng và có tổ chức, và bảo vệ công chúng. Tôi nghĩ rằng các biện pháp bảo vệ gắn với dự luật này sẽ làm hài lòng bất kỳ cá nhân có lí trí nào."

Trung Hiếu (theo Sky News)



Tin cũ hơn

Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran Vụ Tổng thống Iran thiệt mạng: Ấn định thời điểm bầu cử; Mỹ tiết lộ cự tuyệt một yêu cầu từ Tehran
Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự Hội nghị hòa bình Ukraine: Kiev tuyên bố mục tiêu 'gây áp lực' lên Nga, Ấn Độ xác nhận tham dự
Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân Điểm tin thế giới sáng 21/5: Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức, Khai mạc Diễn đàn Nước thế giới, Nga sẽ tập trận hạt nhân
20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ 20 nghi phạm IS bị bắt ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ
Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu Tòa án Hình sự quốc tế yêu cầu 'trát' truy nã các lãnh đạo Israel và phong trào Hamas, phản ứng của Thủ tướng Netanyahu
Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov Tin thế giới ngày 20/5: Tổng thống Iran thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng, Nga bắn hạ 60 máy bay Ukraine, Kiev tuyên bố vẫn kiểm soát 60% Kharkov
Mỹ nỗ lực đưa đồng minh thân thiết Israel đến gần Saudi Arabia bất chấp xung đột ở Dải Gaza Mỹ nỗ lực đưa đồng minh thân thiết Israel đến gần Saudi Arabia bất chấp xung đột ở Dải Gaza
Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế? Vụ máy bay chở Tổng thống Iran gặp nạn: Tìm thấy thi thể các nạn nhân, lãnh đạo tối cao Khamenei tuyên bố quốc tang 5 ngày, ai nắm quyền thay thế?
Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran Đồn đoán và hệ lụy xung quanh vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran
Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức Chủ tịch Thượng viện Philippines từ chức
Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang Tổng thống Iran Raisi, Ngoại trưởng Amirabdollahian cùng đoàn tùy tùng tử vong, Pakistan tuyên bố để tang
Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần Bạo loạn ở New Caledonia: Tổng thống Pháp chủ trì họp khẩn lần thứ 3 trong chưa đầy một tuần