Nhỏ Bình thường Lớn

Anh rục rịch chuyển tàu săn mìn cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'cấm cửa' qua hai eo biển

Sputnik đưa tin, ngày 2/1, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không cho phép hai tàu săn mìn của Anh di chuyển qua các eo biển ở nước này để đến Ukraine.
Anh rục rịch chuyển tàu săn mìn cho Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố 'cấm cửa' qua hai eo biển
Tàu săn mìn HMS RAMSEY lớp Sandown của Hải quân Hoàng gia Anh. (Nguồn: Reuters)

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi hồi tháng trước, Bộ Quốc phòng Anh thông báo sẽ chuyển cho Ukraine hai tàu săn mìn thuộc lớp Sandown mà Kiev đặt mua nhằm giúp quân đội nước này tăng cường năng lực trên biển. Hai tàu săn mìn này hạ thủy năm 1998 và 2001.

Hải quân Anh đã loại biên hai tàu này vào năm 2022 trước khi bán cho Ukraine.

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ, hai tàu săn mìn do Lodnon hỗ trợ cho Kiev không được phép đi qua eo biển Bosphorus và eo biển Dardenelles của Thổ Nhĩ Kỳ nếu xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

Tin liên quan
Thổ Nhĩ Kỳ-Đức: Bên hai bờ chiến tuyến Thổ Nhĩ Kỳ-Đức: Bên hai bờ chiến tuyến

Trung tâm chống thông tin sai lệch thuộc Cục Truyền thông, Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay, các thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã được thông báo về tin trên.

Trung tâm cũng bác bỏ tin tức truyền thông cho rằng, những tàu quét mìn này sẽ được phép đi qua các eo biển nối Đông Địa Trung Hải và Biển Đen.

Khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã kích hoạt Công ước Montreux năm 1936, cho phép Ankara kiểm soát eo Bosphorus và Dardanelles, chặn tàu quân sự của các bên tham chiến di chuyển qua. Công ước miễn trừ với tàu quân sự trở về căn cứ.

Thổ Nhĩ Kỳ khi đó cũng cảnh báo các quốc gia không giáp Biển Đen về việc điều tàu chiến qua eo Bosphorus và Dardanelles. Theo Công ước, tàu chiến của các bên không liên quan vẫn có thể đi qua hai eo biển khi có chiến sự.

Tàu săn mìn làm nhiệm vụ tìm kiếm, phát hiện và phá hủy thủy lôi. Nhiệm vụ này khác với tàu quét mìn là phá hủy toàn bộ thủy lôi ở một khu vực, không tìm kiếm chúng. Phương tiện đảm nhận cả hai nhiệm vụ này được gọi là tàu chống mìn.

Từ khi xung đột bùng phát ở Ukraine, Anh đã viện trợ quân sự khoảng 5,77 tỷ USD cho quốc gia Đông Âu. Quân đội Anh giúp huấn luyện hơn 52.000 binh sĩ Ukraine kể từ năm 2014. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine.

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc

Những "đòn" ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở ...

Phó thủ lĩnh bị sát hại, Hamas đình chỉ mọi đàm phán, LHQ báo động nguy cơ 'bóng đen' xung đột phủ Trung Đông

Phó thủ lĩnh bị sát hại, Hamas đình chỉ mọi đàm phán, LHQ báo động nguy cơ 'bóng đen' xung đột phủ Trung Đông

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin, ngày 2/1, Hamas kiểm soát Dải Gaza thông báo, phó thủ lĩnh của phong trào này Saleh ...

Điểm tin thế giới sáng 3/1: Hamas đặt điều kiện thả con tin, Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Niger

Điểm tin thế giới sáng 3/1: Hamas đặt điều kiện thả con tin, Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Niger

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/1.

Israel cự tuyệt đề xuất tiến tới chấm dứt xung đột, Hamas tuyên bố sẽ chấp nhận một điều ở Gaza và Bờ Tây

Israel cự tuyệt đề xuất tiến tới chấm dứt xung đột, Hamas tuyên bố sẽ chấp nhận một điều ở Gaza và Bờ Tây

AFP đưa tin, ngày 2/1, Thủ lĩnh phong trào Hồi giáo Hamas Ismail Haniyeh tuyên bố chấp nhận khả năng có một chính quyền Palestine ...

Hàn Quốc rầm rộ tập trận đầu năm mới 2024, dọa dựng 'bức tường răn đe' mạnh mẽ

Hàn Quốc rầm rộ tập trận đầu năm mới 2024, dọa dựng 'bức tường răn đe' mạnh mẽ

Yonhap đưa tin, ngày 3/1, Hải quân Hàn Quốc đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật lần đầu tiên trong năm 2024 nhằm ...

Tin cũ hơn