Lương "mất giá" vào thời điểm lạm phát tại Anh lên tới 9,4%, mức cao nhất trong vòng 40 năm qua. Người tiêu dùng chọn lựa rau quả tại Cambridge, Anh. (Nguồn: Reuters) |
ONS nêu rõ, tỷ lệ thất nghiệp của Anh trong quý II/2022 là 3,8%, không đổi so với giai đoạn 3 tháng tính tới cuối tháng 5.
Giám đốc thống kê kinh tế của ONS Darren Morgan nhận định, số liệu mới nhất cho thấy, dù số vị trí tuyển dụng vẫn ở mức rất cao, song đã lần đầu tiên giảm kể từ mùa Hè năm 2020, khi Anh dỡ bỏ phong tỏa vì dịch Covid-19 trong thời gian ngắn.
Ông cho biết, nếu không tính tiền thưởng, mức lương thực tế vẫn giảm nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi số liệu đối chiếu bắt đầu được thu thập vào năm 2001.
Lương "mất giá" vào thời điểm lạm phát tại Anh lên tới 9,4%, mức cao nhất trong vòng 40 năm qua.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự báo, lạm phát sẽ đạt đỉnh ở mức trên 13,3% tại Anh vào tháng 10 tới, mức cao nhất kể từ năm 1980, có nguy cơ đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Nguyên nhân khiến lạm phát tăng vọt là do chi phí năng lượng tăng cao, các vấn đề liên quan đến việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang ngày càng trầm trong do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Trong bối cảnh người dân Anh đối mặt với cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, các số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Kantar chỉ ra rằng, lạm phát hàng tiêu dùng trong tháng 8 đã lên tới 11,6%, mức cao nhất kể từ năm 2008, khiến chi phí sinh hoạt cả năm đã tăng thêm 533 bảng Anh (642 USD).
Tỷ lệ lạm phát hiện đang ở mức cao chưa từng thấy kể từ khi công ty này bắt đầu theo dõi giá cả các mặt hàng trong siêu thị cách đây 14 năm.
Giá cả tăng vọt khiến người dân Anh ngày càng chuyển sang dùng các nhãn hàng của siêu thị nhằm tiết kiệm chi phí mua sắm hàng tuần. Doanh số bán của các nhãn hàng siêu thị tăng 7,3%, trong khi doanh số bán của các sản phẩm có thương hiệu chiếm 50% thị phần, mức cao nhất từ trước đến nay.