Tàu chở dầu Nga ở Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn: Getty Images) |
Đầu tháng 12, một mức giá trần đối với dầu thô nhập khẩu từ Nga vận chuyển bằng đường biển trên toàn cầu đã được Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) nhất trí áp dụng.
Theo các nước phương Tây, biện pháp này nhằm làm giảm nguồn thu của Nga, qua đó gây khó khăn cho Nga trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Tuy nhiên, Nga xem việc áp mức giá trần này là không thân thiện và trái với luật pháp quốc tế của Mỹ và các quốc gia phương Tây khác.
Theo công ty lọc dầu Neste của Phần Lan, dầu thô Ural hiện đang giao dịch quanh mức 50 USD/thùng.
Phó chủ tịch của S&P Global Dan Yergin cho hay, bất chấp sự hoài nghi về việc liệu biện pháp giới hạn giá có hiệu quả hay không, các nhà lãnh đạo phương Tây đã nỗ lực tìm ra cách để giữ dầu chảy vào thị trường thế giới, đồng thời giảm doanh thu của Nga.
Nhưng theo ông Dan Yergin, sau biện pháp đó, thị trường dầu mỏ bị chia rẽ. Dầu của Nga không thể đến thị trường lớn nhất - châu Âu - mà đang chảy về phía Đông.
Các nước châu Âu đã bận rộn tìm các nguồn dầu thay thế Nga và các giải pháp an ninh năng lượng mới sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2. EU nhập khẩu 14,4% dầu mỏ từ Nga trong quý III/2022, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái, do khối này tăng nhập khẩu từ Mỹ, Na Uy, Arab Saudi và Iraq.
Tin liên quan |
Kinh tế Việt Nam 2022: Vượt ‘bão giá’ và khó khăn chồng chất; phục hồi, tăng trưởng thành công |
Đáp trả lại, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, từ ngày 1/2/2023, nước này sẽ ngừng cung cấp dầu thô và các sản phẩm dầu trong 5 tháng đối với bất kỳ quốc gia nào tuân thủ giới hạn giá, đồng thời sẽ có một lệnh cấm riêng đối với các sản phẩm dầu tinh chế.
Trong tuần này, một phát ngôn viên của chính phủ Đức nói với Reuters rằng, biện pháp đáp trả áp trần giá dầu của Moscow sẽ “không có ý nghĩa thực tế” đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Theo nhà phân tích Sophie Lund-Yates tại Hargreaves Lansdown, lệnh cấm của Nga sẽ "đổ thêm dầu" vào những lo lắng xung quanh nguồn cung dầu của thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ làm tăng nhu cầu dầu mỏ và giá dầu thô có thể sẽ tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, bà Sophie Lund-Yates cũng nhận thấy, ở một mức độ nào đó, lệnh cấm xuất khẩu đã được định giá sẵn và việc Nga sẵn sàng gây áp lực lên các quốc gia thực thi các chính sách không có lợi không phải là một chiến thuật mới hay bất ngờ.
Nhà phân tích này nói: "Cú sốc về giá dầu sau phản ứng của Nga có thể không quá tệ và có khả năng sẽ dịu xuống, ít nhất là một phần, trong những tuần tới".
Ông Bill Weatherburn, chuyên gia kinh tế hàng hóa tại Capital econom thì cho rằng, trong dài hạn, khi Nga vẫn là nhà xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm tinh chế lớn nhất thế giới, tác động của lệnh cấm vận mới có thể rất lớn. Tuy nhiên, ở hiện tại, tác động của thị trường ngay lập tức sẽ bị hạn chế do động thái của Nga đã được quan chức nước này đe dọa trong một thời gian.
Chuyên gia kinh tế Bill Weatherburn nhấn mạnh: "Mỹ và châu Âu đã cấm nhập khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga và dầu thô Urals vẫn giao dịch dưới 60 USD/thùng, vì vậy Ấn Độ và Trung Quốc có thể tiếp tục nhập khẩu mà không vi phạm giới hạn".
Một số chuyên gia kinh tế khác cũng nhận thấy, Mosocw bán gần 80% lượng dầu thô cho châu Á và chỉ 17% cho châu Âu. Phần lớn các khách hàng châu Âu mua dầu của Nga qua đường ống dẫn dầu Druzhba.
Sắc lệnh đáp trả của Nga cũng khẳng định Tổng thống Nga Putin “có thể cấp phép đặc biệt” để bán dầu và các sản phẩm dầu trong một số trường hợp nhất định ngay cả khi người mua tuân thủ giới hạn mức giá trần của phương Tây.
Bước sang năm 2023, ông Bob McNally của Rapidan Energy Group dự đoán, lệnh cấm vận của EU đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, giá dầu trần và lệnh cấm xuất khẩu của Nga sẽ là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn cung và khiến thị trường bước vào kịch bản “hoàn toàn mới”.
Theo ông Bob McNally, thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục biến động vào năm 2023 và những năm tiếp theo.
| Châu Á đang 'nuốt chửng' hầu hết các thùng dầu Nga dành cho châu Âu? Nga đang cung cấp dầu thô cho châu Á với giá rất tốt, vì vậy, những người khổng lồ châu lục này đã "nuốt chửng" ... |
| Áp trần giá dầu Nga: Tổng thống Putin nói ngân sách không thiệt hại, sắp ký sắc lệnh 'trả đũa' Ngày 22/12, Tổng thống Vladimir Putin cho biết về khả năng ký sắc lệnh về các biện pháp đáp trả chính sách áp giá trần ... |
| Nga lên tiếng về nhu cầu khí đốt, tiết lộ biện pháp đối phó với việc áp trần giá dầu Ngày 23/12, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, khí đốt của nước này rẻ và nhu cầu mua mặt hàng này của Moscow ... |
| Dự báo, vào cuối tháng 12 này, đồng Ruble của Nga có thể vẫn biến động mạnh. |
| Giá dầu thế giới sẽ tăng vọt vì... dầu Nga? Ông Mamdouh Salameh, chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng thế giới nhận định, giá dầu Brent trong quý I/2023 có thể vượt trên 100 ... |