APEC 2020: Biến tầm nhìn thành 'quả ngọt'

KHÔI NGUYÊN
TGVN. Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC 27 diễn ra trực tuyến vào tối ngày 20/11 (giờ Việt Nam), đã thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 về một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai, trong đó APEC tiếp tục là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị.

Với Tầm nhìn đến năm 2040, Hội nghị đã hoàn tất thực hiện sáng kiến do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.

Bối cảnh đặc biệt và dấu mốc mới

Từ khi thành lập (6/11/1989) APEC đã trải qua 26 kỳ Hội nghị Cấp cao, nhưng năm nay, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đặc biệt. Kinh tế thế giới suy thoái mặc dù có dấu hiệu phục hồi song chưa thể sớm quay lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng. Các nước phải cùng lúc ứng phó với khủng hoảng “kép” về kinh tế, an sinh-xã hội, môi trường… cùng những tác động sâu rộng của dịch bệnh Covid-19.

Năm 2020 cũng là dấu mốc quan trọng của hợp tác APEC, đánh dấu kết thúc thời hạn 25 năm triển khai các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư, và cũng là thời điểm rà soát nhiều chương trình hợp tác dài hạn và nhất là xây dựng tầm nhìn APEC với những định hướng hợp tác chiến lược, dài hạn trong hai thập kỷ tới.

Hội nghị APEC năm nay còn là cuộc họp đầu tiên kể từ năm 2018 sau khi nước chủ nhà 2019 (Chile) hủy Hội nghị Cấp cao hàng năm do các cuộc biểu tình bạo lực trong nước. Trước đó, Hội nghị Cấp cao APEC 2018 tại Papua New Guinea cũng lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung do Mỹ-Trung có tranh cãi về chính sách thương mại.

Trước những thách thức chung, năm nay, đại diện các nước thành viên APEC đã “gạt những khác biệt sang một bên”, thống nhất thông qua Tầm nhìn Putrajaya 2040 thay thế các Mục tiêu Bogor. Theo đó, Tầm nhìn đến năm 2040 là xây dựng một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai. Tầm nhìn APEC 2040 sẽ được hiện thực hóa thông qua đẩy mạnh các trụ cột hợp tác nền tảng của APEC về thương mại và đầu tư mở và tự do, liên kết kinh tế khu vực, kết nối toàn diện, hợp tác kinh tế kỹ thuật,… cùng với các động lực mới về đổi mới, sáng tạo, quá trình số hóa và chuyển đổi số, tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm. Đây được cho là dấu mốc mới định hướng tương lai APEC và khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Trong phát biểu của mình, các nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh “trọng tâm của APEC là tăng tốc phục hồi kinh tế và phát triển vaccine xin giá cả phải chăng” (Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin); kêu gọi các nước “bảo vệ chủ nghĩa đa phương” và kêu gọi thành lập “khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương sớm” (Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình); và cho rằng "việc đưa ra các quy tắc cho một nền kinh tế toàn cầu tự do và công bằng là cực kỳ quan trọng” (Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide)…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27.

Ấn tượng Việt Nam

Phát biểu khi dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra một số đề xuất có ý nghĩa chiến lược thúc đẩy hợp tác APEC thời gian tới. Thủ tướng đề nghị APEC phối hợp hành động kiểm soát dịch Covid-19, thúc đẩy liên kết kinh tế, bảo đảm các chuỗi cung ứng để châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là đầu tàu trong tiến trình phục hồi kinh tế.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, động lực mới đối với APEC chính là thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực để nâng cao các giá trị cốt lõi của APEC trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. APEC cần đi đầu đưa châu Á – Thái Bình Dương trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực số, đẩy mạnh kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoảng cách số… Bên cạnh đó, phát triển bền vững, bao trùm, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là dịch bệnh, thiên tai, nguồn nước, biến đổi khí hậu… cần trở thành trụ cột mới của hợp tác APEC. APEC cần hỗ trợ các thành viên phát triển theo hướng thông minh hơn, xanh hơn và bao trùm hơn.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC để biến tầm nhìn và ước vọng được thông qua ngày hôm nay thành trái ngọt của hòa bình, ổn định và hạnh phúc của mọi người dân trong khu vực.

Trở thành thành viên của APEC từ tháng 11/1998, 22 năm qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và xây dựng các nội dung hợp tác, chiến lược và chương trình hành động của Diễn đàn trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam đã chủ động đề xuất và tham gia triển khai thành công trên 80 sáng kiến ở hầu hết các lĩnh vực và tích cực tham gia và đóng góp và xây dựng nhiều văn bản định hướng hợp tác quan trọng của APEC. Đặc biệt, trong lần thứ hai đảm nhiệm vai trò chủ nhà tổ chức các hoạt động của APEC (tháng 11/2017), Việt Nam đã để lại những dấu ấn tốt đẹp khi chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho APEC sau năm 2020 (Việt Nam cũng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC), triển khai thực hiện Ðối thoại lần đầu tiên giữa lãnh đạo APEC với ASEAN cũng như đóng góp tích cực thúc đẩy hình thành Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Với những đóng góp thiết thực và quan trọng, Việt Nam ngày càng được các thành viên APEC tin tưởng và đánh giá cao. Bên cạnh những đóng góp tích cực, sự tham gia hợp tác trong APEC cũng đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam với nhiều cơ hội phát triển về quan hệ chính trị, kinh tế-xã hội, góp phần phát huy nội lực.

Tham gia các hoạt động của Tuần lễ Cấp cao APEC 2020 năm nay, vị thế của Việt Nam càng được nâng cao hơn, đặc biệt là sau khi đảm nhiệm thành công năm Chủ tịch ASEAN 2020 tạo nhiều tiếng vang, và hiện vẫn là một thành viên tích cực, có trách nhiệm và có nhiều đóng góp trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

APEC 2020: Thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số là 'phương tiện' để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

APEC 2020: Thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số là 'phương tiện' để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

TGVN. Ngày 20/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cùng các nhà lãnh đạo ở hai bờ Thái Bình Dương ký một tuyên bố tập ...

Toàn văn tuyên bố Putrajaya của các nhà lãnh đạo APEC về tầm nhìn APEC đến năm 2040

Toàn văn tuyên bố Putrajaya của các nhà lãnh đạo APEC về tầm nhìn APEC đến năm 2040

TGVN. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27 đã diễn ra trực tuyến vào tối ngày 20/11, dưới sự chủ trì của Thủ tướng ...

Tầm nhìn APEC đến năm 2040: Dấu mốc mới định hướng tương lai APEC và khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Tầm nhìn APEC đến năm 2040: Dấu mốc mới định hướng tương lai APEC và khu vực châu Á- Thái Bình Dương

TGVN. Tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tầm nhìn đến năm 2040 về một cộng ...

Đọc thêm

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực

Chiều 4/5, Bộ trưởng Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4.
VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK EURO 2024: Các đội tuyển tham dự được đăng ký 26 cầu thủ

VCK giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO) 2024 có thêm sự thay đổi lớn khi chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới thời điểm khởi tranh giải ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động