Argentina quyết giành lại chủ quyền quần đảo Malvinas/Falklands đang tranh chấp với Anh. (Nguồn: Getty Images) |
Phát biểu trong phiên họp thường niên tại Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), bà Mondino nhấn mạnh yêu sách đòi lại Malvinas/Falklands của “tất cả người dân Argentina”.
Tin liên quan |
Argentina nhấn mạnh Anh 'không thể phớt lờ luật pháp quốc tế' về tranh chấp quần đảo Malvinas |
Theo bà, điều này “được phản ánh trong Hiến pháp nhằm khôi phục đầy đủ chủ quyền các quần đảo và vùng xung quanh, phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời tôn trọng cuộc sống của người dân sinh sống tại đây”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Argentina nhấn mạnh: “Việc đàm phán về chủ quyền của những hòn đảo thuộc Malvinas sẽ duy trì trong mọi trường hợp, cùng với một chế độ bảo vệ đặc biệt cho 2.840 cư dân trên những hòn đảo”.
Ngoại trưởng Mondino cho biết, việc tuyên bố chủ quyền đối với Malvinas/Falklands “không có nghĩa là Argentina thờ ơ với lợi ích, hạnh phúc hay sự thịnh vượng của người dân trên đảo”, đồng thời cam kết duy trì “thái độ mang tính xây dựng đối với cư dân vùng lãnh thổ này, có tính đến lợi ích của họ” phù hợp với Hiến pháp Argentina”.
Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa đã đồng thuận thông qua một nghị quyết do một số nước Mỹ Latinh như Cuba, Chile, Venezuela, Bolivia và Ecuador đệ trình, ủng hộ đề xuất của Argentina đàm phán với Anh về tương lai của quần đảo tranh chấp.
Malvinas/Falklands là một trong 17 vùng lãnh thổ mà LHQ coi là “thuộc địa đang chờ được giải phóng” và mỗi năm, Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa dành một phiên họp cho mỗi vùng lãnh thổ, trong đó các ứng cử viên khác nhau được đưa ra tiếng nói.
Từ năm 1833, sau khi Anh chiếm đóng Malvinas/Falklands, Argentina đã đòi chủ quyền quần đảo này (cách bờ biển quốc gia châu Mỹ 500 km). Từ đó tới nay, hai nước vẫn tranh chấp chủ quyền Malvinas/Falklands.
Tháng 4/1982, quân đội Argentina tấn công quân sự nhằm chiếm lại quần đảo này. Tuy nhiên, tới ngày 14/6 cùng năm, Argentina thua trận. Gần 1.000 binh sĩ cả hai bên thiệt mạng.
Hồi tháng 2 năm nay, Ngoại trưởng Anh David Cameron đã tới quần đảo tranh chấp và thăm các khu vực diễn ra xung đột vũ trang giữa hai nước năm 1982.
| Tin thế giới 18/6: Nga tuyên bố chấm dứt một 'trò hề' tranh cãi, NATO sửa lời về vũ khí hạt nhân? Hàn Quốc khôi phục quy trình tác chiến ở biên giới Quan hệ Hàn Quốc-Triều Tiên, tình hình xung đột Ukraine và Dải Gaza, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra bị truy tố tội khi ... |
| Tổng thống Argentina làm mếch lòng khối Arab về vấn đề Palestine Ngày 11/6, Liên đoàn Arab (AL) ra tuyên bố phản đối thái độ của Tổng thống Argentina Javier Milei sau khi ông không dự cuộc ... |
| Điểm tin thế giới sáng 18/6: Hàn Quốc 'soi' 1.000 bác sĩ vì điều gì? Trung Quốc miễn thị thực cho Australia, Tổng thống Chile ‘nhắc nhở’ Argentina Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 18/6. |
| Tổng thống Nga Putin đặt chân đến Triều Tiên, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên tới quốc gia Đông Bắc Á sau 24 năm Tối 18/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến Triều Tiên, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới quốc gia Đông Bắc Á này theo ... |
| Tổng thống Nga thăm Triều Tiên: Phương Tây hẳn phải đứng ngồi không yên vì Moscow đã hứa hẹn điều này? Phương Tây hẳn phải đứng ngồi không yên khi nghe tin Nga và Triều Tiên công khai việc xây dựng mối quan hệ thương mại ... |