ASEAN-43: ASEAN không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần

Anh Sơn
(từ Jakarta, Indonesia)
Phát biểu tại ASEAN BIS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ASEAN cần phát triển theo hướng không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN-43: ASEAN không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần
ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ASEAN không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. (Ảnh: Dương Giang)

Trong khuông khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN-43 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Jakarta, Indonesia, chiều 4/9 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) năm 2023.

Tin liên quan
ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Jakarta, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị cấp cao ASEAN-43 ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Jakarta, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị cấp cao ASEAN-43

ASEAN BIS là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN, với sự tham dự của nguyên thủ các nước ASEAN, các nước đối tác, các bộ trưởng, quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp lớn của ASEAN và thế giới.

Với chủ đề: "ASEAN trong vai trò trung tâm: Sáng tạo để bao trùm hơn", ASEAN BIS 2023 tập trung thảo luận về 5 chủ đề chính bao gồm: chuyển đổi số và phát triển bền vững; an ninh lương thực; y tế sức khỏe, y tế đảm bảo hoạt động doanh nghiệp và thuận lợi hóa thương mại, đầu tư.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng cục diện thế giới đa cực là một xu thế tất yếu, cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt, xu hướng phân mảnh, tập hợp lực lượng ngày càng rõ nét.

ASEAN đứng trước sứ mệnh phải khẳng định “là một cực trong thế giới đa cực”, là trung tâm trong hợp tác cũng như cấu trúc ở khu vực, và ASEAN hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận được sứ mệnh đó.

Chứng minh cho nhận định của mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính phân tích rõ, ASEAN có không gian kinh tế rộng mở với mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tạo nên một khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới (với trên 688 triệu người) và 32% GDP toàn cầu (quy mô trên 3.600 tỷ USD năm 2022).

Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến mới cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ để ASEAN kịp thời nắm bắt, tận dụng cơ hội từ những xu thế phát triển mới như xây dựng Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, Khung Kinh tế tuần hoàn, Khung Kinh tế biển xanh, Chiến lược trung hòa carbon…; đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại và Hàng hóa ASEAN, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, ASEAN độc lập và tự cường, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, với tốc độ tăng trưởng năm 2022 đạt 5,6%. Dự báo, tăng trưởng của ASEAN năm 2023 đạt 4,5%, cao hơn so với dự báo tốc độ tăng trưởng của nhóm các nước phát triển; thương mại nội khối đạt trên 856 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN; đầu tư nội khối đạt gần 27 tỷ USD, chiếm khoảng 12% tổng FDI của cả khu vực. ASEAN ứng phó hiệu quả với các thách thức về an ninh năng lượng, an ninh lương thực; vững vàng vượt qua đại dịch Covid-19…

ASEAN-43: ASEAN không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Minh Chính. (Ảnh: Dương Giang)

ASEAN đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong các cơ chế hợp tác khu vực thông qua quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài. Thông qua các cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)… các nước ASEAN đã tạo dựng và duy trì cân bằng, linh hoạt quan hệ với các đối tác bên ngoài của ASEAN.

Các nước đều ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và chấp nhận các nguyên tắc, chuẩn mực chung của ASEAN; đã có 43 quốc gia tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).

Để ASEAN tiếp tục phát huy vai trò và vị thế cũng như tận dụng và nắm bắt những cơ hội từ trật tự thế giới hiện tại, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, ASEAN cần củng cố và tăng cường đoàn kết nội khối; giữ vững nguyên tắc, lập trường, quan điểm chung của ASEAN; giữ vững cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa ASEAN và các đối tác.

ASEAN cũng cần duy trì cam kết lâu dài về mở cửa thị trường, thúc đẩy thương mại và đầu tư; luôn mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư, ý tưởng sáng tạo và tài năng; tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các hiệp định thương mại tự do, liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu; tăng cường hội nhập khu vực sâu rộng hơn để khai thác tốt hơn các thế mạnh của nhau nhằm nắm bắt các cơ hội trong nền kinh tế toàn cầu mới, nhất là các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Theo đề xuất của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, ASEAN cần phát triển theo hướng không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; kiên định cách tiếp cận toàn dân trong tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực của sự phát triển.

Để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá mới cho ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng chính phủ và doanh nghiệp các nước cần hợp tác ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và thực chất.

Trong đó, các nước cần cùng nhau hoàn thiện thể chế thông qua chuẩn hóa và hài hòa hóa các quy định đầu tư, kinh doanh trong ASEAN, đơn giản hóa các thủ tục bằng chuyển đổi số; khuyến khích và coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc mới phát sinh.

ASEAN-43: ASEAN không hy sinh sự công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần
Trong khuôn khổ ASEAN-43 đã diễn ra Lễ ký kết văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) của ba nước Kuwait, Serbia và Panama, nâng tổng số thành viên Hiệp ước lên 54. (Ảnh: Anh Sơn)

Chính phủ cùng cộng đồng doanh nghiệp phải chung tay phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng về giao thông vận tải, năng lượng và hạ tầng thông minh gồm các nền tảng số, trung tâm đổi mới sáng tạo… Đặc biệt, chính phủ và doanh nghiệp cần tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng giữa các nước, tạo sự kết nối liên thông của cả khu vực, chú trọng mô hình hợp tác công - tư để phát huy sức mạnh, nguồn lực từ nhà nước và doanh nghiệp.

Đồng thời, chính phủ và doanh nghiệp cần cùng nhau xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, công nghệ cao với các tiêu chuẩn chung về đào tạo, đánh giá và công nhận lẫn nhau giữa các hệ thống văn bằng. Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Đây là chìa khóa để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của khu vực chúng ta”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới sáng tạo; có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, khó khăn để không ai bị bỏ lại phía sau; nâng cao năng lực, đạo đức kinh doanh; tuân thủ tốt pháp luật; xây dựng văn hóa kinh doanh, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia; đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, cùng lớn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định là đối tác tin cậy, thành viên tích cực có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Indonesia và các nước khác trong ASEAN để nỗ lực xây dựng một ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển chung ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư đến với Việt Nam cùng phát triển, với phương châm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng ASEAN nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng sẽ bắt kịp những xu thế mới, ứng phó hiệu quả với các thách thức, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu phục hồi tăng trưởng trong ngắn hạn và phát triển bền vững trong dài hạn, tranh thủ tối đa các cơ hội phát triển mới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và Cộng đồng ASEAN cũng như chính các doanh nghiệp.

Khai mạc chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55, Việt Nam đóng góp ý kiến đẩy mạnh hợp tác nội khối

Khai mạc chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55, Việt Nam đóng góp ý kiến đẩy mạnh hợp tác nội khối

Sáng 19/8, chuỗi Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM-55) đã chính thức khai mạc tại thành phố Semarang, tỉnh Trung ...

Tổng thống Jokowi: Tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2024 dự kiến sẽ cao nhất thế giới

Tổng thống Jokowi: Tăng trưởng kinh tế của ASEAN năm 2024 dự kiến sẽ cao nhất thế giới

Ngày 1/9, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) khẳng định rằng Đông Nam Á là khu vực hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ...

ASEAN-43: Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN thảo luận về các sáng kiến ưu tiên kinh tế 2023

ASEAN-43: Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN thảo luận về các sáng kiến ưu tiên kinh tế 2023

Theo Thư ký Bộ Điều phối Kinh tế Indonesia Susiwijono Moegiarso, dự kiến các các sáng kiến ưu tiên kinh tế sẽ được hoàn tất ...

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: ASEAN thảo luận về tăng cường thể chế

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: ASEAN thảo luận về tăng cường thể chế

Thông tin trên được Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto Reza Suryodipuro cho biết trong cuộc họp ...

Ngoại trưởng Indonesia: Vấn đề Biển Đông, Myanmar sẽ là các chủ đề thảo luận nổi bật tại Cấp cao ASEAN 43

Ngoại trưởng Indonesia: Vấn đề Biển Đông, Myanmar sẽ là các chủ đề thảo luận nổi bật tại Cấp cao ASEAN 43

Trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã chia sẻ những điểm nhấn quan trọng sẽ được ...

Bài viết cùng chủ đề

HNCC ASEAN 42, 43

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/11/2024: Tuổi Hợi cải thiện tài chính

Xem tử vi 23/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 23/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

Nhận định trận đấu MU vs Ipswich: Viên gạch đầu tiên của Amorim

MU vs Ipswich: Nếu Amorim thành công tại MU, người ta sẽ nhớ mãi về trận đấu đầu tiên của ông, để mà hoài niệm, để mà so sánh.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Xu hướng làm đẹp tự nhiên: Thẩm mỹ viện Orchard Group và cách tư vấn khách hàng

Trong những năm gần đây, làm đẹp tự nhiên đã trở thành xu hướng nổi bật trong ngành thẩm mỹ. Khách hàng không chỉ muốn cải thiện vẻ ngoài mà ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động