ASEAN-43: Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 đưa ra nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực

Anh Sơn
(từ Jakarta, Indonesia)
Trả lời phỏng vấn bên lề ASEAN-43, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết, Hội nghị đã thông qua 2 văn kiện hợp tác và thảo luận 4 văn kiện khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sáng ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng Lãnh đạo các nước dự các Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26. (Ảnh: Anh Sơn)
Lãnh đạo các nước dự các Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 tại Cấp cao ASEAN-43. (Ảnh: Anh Sơn)

Hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 được tổ chức tại Phòng 3 Cendrawasih, Trung tâm Hội nghị Jakarta (JCC), Jakarta, ngày 6/9.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi chia sẻ, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung về hợp tác cùng có lợi dựa trên Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và Tuyên bố chung về làm sâu sắc hợp tác nông nghiệp.

Tin liên quan
Ngày làm việc thứ ba của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị cấp cao ASEAN-43 Ngày làm việc thứ ba của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị cấp cao ASEAN-43

AOIP bao gồm một thỏa thuận nhằm thúc đẩy hợp tác cụ thể trong việc thực hiện AOIP, bao gồm các lĩnh vực hàng hải, chuyển đổi năng lượng, cơ sở hạ tầng, thành phố thông minh, thương mại điện tử và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME).

“ASEAN hoan nghênh sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho AOIP, vốn ngay từ đầu đã nhấn mạnh đến sự hợp tác toàn diện và hợp tác cụ thể”, Bộ trưởng Retno Marsudi nói.

Với ‘Tuyên bố chung về làm sâu sắc hợp tác nông nghiệp’ nhằm đưa nông nghiệp thành động lực tăng trưởng mới góp phần xây dựng an ninh lương thực.

Các văn kiện được thảo luận chủ yếu về Phát triển nông nghiệp xanh; Tăng cường hợp tác về thương mại điện tử; Hướng dẫn đẩy nhanh việc sớm ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả và thực chất nhằm đẩy nhanh việc hoàn tất đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC); Sáng kiến ​​chung nhằm thúc đẩy Chương trình tăng cường khoa học, công nghệ và đổi mới Trung Quốc-ASEAN…

Tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đề cao tầm quan trọng của Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc và cho rằng điều này có được nhờ nỗ lực của cả hai bên, cùng vun đắp lòng tin chiến lược, tương trợ lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm.

Thủ tướng Lý Cường khẳng định với sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, quan hệ sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức, cùng theo đuổi mục tiêu hòa bình, hợp tác và khát vọng phát triển trong tương lai.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi trả lời phỏng vấn bên lề ASEAN-43 chiều ngày 6/9. (Ảnh: Anh Sơn)
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi trả lời phỏng vấn bên lề ASEAN-43 chiều ngày 6/9. (Ảnh: Anh Sơn)

Các Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc vui mừng ghi nhận kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức kỷ lục mới 722 tỷ USD; Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN liên tục trong 14.

Hoan nghênh tiến triển đàm phán nâng cấp Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Trung Quốc, hai bên nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, ổn định chuỗi cung ứng, hỗ trợ tiếp cận thị trường, đồng thời mở rộng hợp tác về chuyển đổi số, kinh tế số, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, phát triển xanh và bền vững,... Hội nghị nhất trí 2024 là Năm Giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ tương hỗ giữa Trung Quốc phát triển và Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, phát huy vai trò trung tâm ở khu vực. Đây là nền tảng vững chắc cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển vững mạnh.

Thủ tướng bày tỏ mong muốn Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Trung Quốc sẽ phát huy hiệu quả, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển trong khu vực. Đồng thời, là nhân tố tích cực thúc đẩy xây dựng lòng tin, tăng cường đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở khu vực, trong đó có Biển Đông, góp phần triển khai đầy đủ Tuyên bố DOC và sớm đạt được Bộ Quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với Công ước UNCLOS 1982.

ASEAN-43: Canada sẽ cử đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam trong năm 2024 để tìm hiểu các cơ hội kinh doanh và đầu tư

ASEAN-43: Canada sẽ cử đoàn doanh nghiệp sang Việt Nam trong năm 2024 để tìm hiểu các cơ hội kinh doanh và đầu tư

Ngày 6/9, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN-43 và các Hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ...

ASEAN-43: ASEAN+3 cần phối hợp đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư và liên kết đa phương

ASEAN-43: ASEAN+3 cần phối hợp đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư và liên kết đa phương

Phát biểu tại Cấp cao ASEAN+3, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần phối hợp đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại, đầu ...

ASEAN-43: Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết sẽ lập Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC

ASEAN-43: Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết sẽ lập Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC

Tại ASEAN-43, Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết sẽ lập Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ tại Washington DC, tạo điều kiện cho giao lưu nhân ...

ASEAN-43: Chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada

ASEAN-43: Chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada

Hội nghị cấp cao ASEAN-Canada nhất trí thông qua Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Canada.

ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris

ASEAN-43: Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris

Ngày 6/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris nhân dịp dự Hội ...

Bài viết cùng chủ đề

HNCC ASEAN 42, 43

Đọc thêm

Bạo lực ở Bờ Tây gia tăng, dân thường thiệt mạng, Israel từ chối họp với EU về nhân quyền

Bạo lực ở Bờ Tây gia tăng, dân thường thiệt mạng, Israel từ chối họp với EU về nhân quyền

Quân đội Israel xác nhận một thường dân Israel đã bị bắn gần thành phố Qalqilya ở Bờ Tây. Chính phủ nước này từ chối dự cuộc họp về nhân ...
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump nêu nguyên do người Nga tức giận, kích hoạt xung đột ở Ukraine

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump nêu nguyên do người Nga tức giận, kích hoạt xung đột ở Ukraine

Ông Donald Trump cho rằng lý do thực sự của xung đột tại Ukraine là vì Tổng thống Joe Biden và chính quyền đương nhiệm đã ủng hộ Kiev gia ...
Nhiều khu vực của nước Mỹ tiếp tục bị nắng nóng thiêu đốt gay gắt

Nhiều khu vực của nước Mỹ tiếp tục bị nắng nóng thiêu đốt gay gắt

Một đợt nắng nóng triền miên tiếp tục thiêu đốt hầu hết nước Mỹ với nhiều khu vực dự kiến sẽ ghi nhận các mốc nhiệt kỷ lục.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo khả năng Lebanon trở thành 'một Gaza khác', Israel quyết định thay đổi luật chơi

Tổng thư ký LHQ cảnh báo khả năng Lebanon trở thành 'một Gaza khác', Israel quyết định thay đổi luật chơi

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres ngày 21/6 cho biết ông quan ngại sâu sắc trước tình trạng căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah của Lebanon.
Bảo tồn văn hóa Khmer ở Trà Vinh

Bảo tồn văn hóa Khmer ở Trà Vinh

Bản sắc văn hóa phong phú, độc đáo của cộng đồng dân tộc Khmer đang trở thành nguồn tài nguyên tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính đặc ...
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp các Đại sứ Turkmenistan, Iceland sang Việt Nam trình Quốc thư

Ngày 21/6, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Đại sứ Turkmenistan và Đại sứ Iceland nhân dịp sang Việt Nam trình Quốc thư.
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Với một đất nước mà bạo lực nhằm vào nữ giới đang là vấn nạn, việc nhiều khả năng Mexico lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống có thể coi là bước ngoặt...
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Đức 'ấp ủ' mô hình nghĩa vụ quân sự mới, tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu

Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã đề xuất mô hình nghĩa vụ quân sự mới nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu của nước này.
Phiên bản di động