Nhỏ Bình thường Lớn

Australia chi tiền tỷ 'rước' tên lửa tiên tiến nhất, là quốc gia thứ 2 trên thế giới sở hữu thứ vũ khí này

Ngày 22/10, Bộ Quốc phòng Australia thông báo, nước này sẽ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa và phòng không quốc gia theo thỏa thuận trị giá 7 tỷ AUD (4,7 tỷ USD) với Mỹ nhằm mua các tên lửa tầm xa hiện đại.
Australia chi tiền tỷ 'rước' các tên lửa tiên tiến nhất, là nước thứ 2 trên thế giới sở hữu thứ vũ khí này
Tàu HMAS Sydney phóng tên lửa tiêu chuẩn-6 (SM-6) đầu tiên trong cuộc tập trận Pacific Dragon 2024 hồi tháng 8 ở gần Hawaii. (Nguồn: ADF)

Cụ thể, Australia sẽ mua tên lửa tiêu chuẩn 2 Block IIIC (SM-2 IIIC) và tên lửa tiêu chuẩn-6 (SM-6). Đây là những vũ khí phòng không và tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới, sẽ được triển khai dần dần trên các tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Australia và trong tương lai là các tàu khu trục lớp Hunter.

Tin liên quan
Australia mạnh tay chi cho quốc phòng, hướng tới kỷ nguyên tàu ngầm hạt nhân AUKUS Australia mạnh tay chi cho quốc phòng, hướng tới kỷ nguyên tàu ngầm hạt nhân AUKUS

Thông cáo của Bộ Quốc phòng Australia khẳng định, đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của Canberra nhằm tăng cường khả năng phòng thủ tầm xa của hạm đội tàu chiến mặt nước của Hải quân quốc gia châu Đại Dương.

SM-2 IIIC và SM-6 chứa các công nghệ tiên tiến sẽ nâng cao đáng kể khả năng sát thương và hiệu quả của các tàu Hải quân Australia, phù hợp với Chiến lược phòng thủ quốc gia và Phân tích độc lập về Hạm đội tàu chiến mặt nước của Hải quân.

SM-2 IIIC mang đến công nghệ tìm kiếm chủ động và tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ trước các tên lửa tấn công. Trong khi đó, tên lửa SM-6 sẽ cung cấp cho Australia khả năng phòng không tầm xa trước các mối đe dọa từ trên không.

SM-2 IIIC và SM-6 bổ sung cho các vũ khí hiện có như ESSM Block 2 và tên lửa tấn công hải quân như một phần của khả năng phòng thủ tên lửa và tấn công theo lớp cho hạm đội tàu chiến mặt nước của Hải quân Australia.

Australia là quốc gia thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ, có tên lửa SM-6. Động thái này diễn ra sau vụ bắn thử thành công tên lửa SM-6 từ HMAS Sydney.

Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Tin thế giới 21/10: Nga quyết không buông tay Triều Tiên, 'kẻ thù' của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ qua đời tại Mỹ, Iran kiện Israel lên IAEA

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Sân vận động Optus: Không chỉ là biểu tượng thể thao…

Sân vận động Optus: Không chỉ là biểu tượng thể thao…

Nằm bên bờ sông Swan thơ mộng, sân vận động Optus nhanh chóng trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế mỗi ...

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Xác định yêu sách chồng lấn trên biển: Các biện pháp khả thi từ góc nhìn của Giáo sư Australia

Tại Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển", Giáo sư Clive Schofield, Trung tâm Tài nguyên ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tổng thống Putin bận rộn 'đón khách', nhiều nước muốn bước vào 'miền đất hứa', Trung Đông được chú ý

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tổng thống Putin bận rộn 'đón khách', nhiều nước muốn bước vào 'miền đất hứa', Trung Đông được chú ý

Ngày 21/10, Trợ lý Điện Kremlin Yury Ushakovm cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có nhiều cuộc hội đàm song phương bên lề ...

Tin cũ hơn

Tình hình Ukraine: Thủ tướng Đức dội gáo nước lạnh vào Kiev, một nước EU đặt cược vào ông Trump để cùng 'ngược đường ngược nắng' Tình hình Ukraine: Thủ tướng Đức dội gáo nước lạnh vào Kiev, một nước EU đặt cược vào ông Trump để cùng 'ngược đường ngược nắng'
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Phe bà Harris tung 'chiến mã' trong chặng nước rút, châu Âu nói về tương lai Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Phe bà Harris tung 'chiến mã' trong chặng nước rút, châu Âu nói về tương lai
Indonesia tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS Indonesia tái khẳng định nguyện vọng gia nhập BRICS
Mexico: Bạo lực băng đảng tiếp diễn, bang Guerrero lại chìm trong hỗn loạn Mexico: Bạo lực băng đảng tiếp diễn, bang Guerrero lại chìm trong hỗn loạn
Ukraine cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến tỉnh Kursk, Hàn Quốc tuyên bố không ngồi yên, LHQ nói gì? Ukraine cáo buộc Triều Tiên đưa quân đến tỉnh Kursk, Hàn Quốc tuyên bố không ngồi yên, LHQ nói gì?
Xung đột ở Gaza: Hamas thắp 'ngôi sao hy vọng', tỏ thiện chí ngừng bắn với Israel, Mỹ mở nhiều 'cánh cửa' Xung đột ở Gaza: Hamas thắp 'ngôi sao hy vọng', tỏ thiện chí ngừng bắn với Israel, Mỹ mở nhiều 'cánh cửa'
Tổng thống Nga Putin: 'Bóng' đang ở phía Ukraine và Mỹ, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện Tổng thống Nga Putin: 'Bóng' đang ở phía Ukraine và Mỹ, Trung Đông bên bờ vực xung đột toàn diện
Điểm tin thế giới sáng 25/10: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, Lào sẵn sàng gia nhập BRICS, Đức-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác Điểm tin thế giới sáng 25/10: Nga tăng mạnh chi tiêu quốc phòng, Lào sẵn sàng gia nhập BRICS, Đức-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác
Tin thế giới 24/10: Nga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ lại đi Qatar Tin thế giới 24/10: Nga phê chuẩn hiệp ước với Triều Tiên, Indonesia đuổi tàu Trung Quốc ở Biển Đông, Ngoại trưởng Mỹ lại đi Qatar
Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước quân sự với Triều Tiên, Moscow nói 'chẳng nhằm vào ai' Hạ viện Nga phê chuẩn hiệp ước quân sự với Triều Tiên, Moscow nói 'chẳng nhằm vào ai'
Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí nỗ lực xây dựng Biển Hoa Đông thành vùng biển hòa bình Trung Quốc-Nhật Bản nhất trí nỗ lực xây dựng Biển Hoa Đông thành vùng biển hòa bình
Mỹ-Hàn Quốc huy động hàng loạt tiêm kích tiến hành hoạt động lớn; Nga cảnh báo 'thay đổi bản chất quan hệ' nếu Seoul làm một điều Mỹ-Hàn Quốc huy động hàng loạt tiêm kích tiến hành hoạt động lớn; Nga cảnh báo 'thay đổi bản chất quan hệ' nếu Seoul làm một điều