Nhỏ Bình thường Lớn

Australia đầu tư công nghệ tên lửa tầm xa mới, xây dựng hải quân 'sát thương và phản ứng cao'

TGVN. Hạm đội hải quân của Australia sẽ được trang bị tên lửa tầm xa tiên tiến có lái dẫn để phòng thủ trước các mối đe dọa trên biển trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Chính phủ liên bang Australia đã công bố khoản đầu tư 1 tỷ AUD (khoảng 770 triệu USD) hôm 25/1, để bắt đầu phát triển sớm dự án. Theo đó, dự án sẽ cung cấp cho lực lượng hải quân các tên lửa chống hạm hiện đại, tên lửa đất đối không tầm xa, ngư lôi hạng nhẹ tiên tiến có khả năng tấn công trên biển và từ đất liền.

Với tầm bắn vượt quá 370km đối với tên lửa chống hạm và đất đối không, 1.500km đối với tên lửa tấn công đất đối hải và hải đối hải, vũ khí mới sẽ tăng cường khả năng bảo vệ các nguồn tài nguyên hàng hải cũng như biên giới của Australia và khiến đối thủ gặp rủi ro ở khoảng cách xa hơn nhiều.

Ảnh 1: Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds. (Nguồn: SMB)
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds. (Nguồn: SMB)

Kế hoạch trang bị các loại vũ khí mới nhằm bảo vệ Australia và đồng minh trước một số mối đe dọa, là một phần trong chiến lược phòng thủ mới của xứ sở kangaroo.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Linda Reynolds cho biết, các khoản đầu tư mới sẽ được thực hiện cho các hạm đội tàu ngầm và tàu nổi hiện tại và trong tương lai, nhằm cung cấp cho lực lượng quốc phòng Australia nhiều lựa chọn hơn để bảo vệ lợi ích của nước này.

Cũng theo bà Reynolds: “Những ưu việt của các loại vũ khí mới này sẽ cung cấp một biện pháp răn đe mạnh mẽ, đáng tin cậy, đảm bảo sự ổn định và an ninh trong khu vực".

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố bắt đầu thử nghiệm tên lửa siêu thanh có thể di chuyển với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Thử nghiệm này nằm trong một thỏa thuận mới với Mỹ để phát triển các nguyên mẫu của vũ khí thế hệ tiếp theo.

Theo kế hoạch, các tên lửa siêu thanh sẽ được sử dụng từ các máy bay hiện có, bao gồm Growlers, Super Hornet, máy bay chiến đấu và máy bay giám sát Poseidon. Tên lửa cũng có thể được gắn vào các máy bay không người lái như máy bay không người lái Loyal Wingman mới.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison hồi tháng 6 đã công bố kế hoạch quốc phòng 10 năm trị giá 270 tỷ USD nhằm tăng cường sức mạnh quân sự cho quốc gia và khu vực.

Kế hoạch nhanh chóng phát triển tên lửa siêu thanh phóng từ trên không được thực thi sau khi các nhà chiến lược quốc phòng cảnh báo rằng chính phủ chỉ còn dưới một thập kỷ để xây dựng khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa tiềm tàng. Ước tính, đến năm 2030, khoảng 300 tàu ngầm từ khắp nơi trên thế giới sẽ hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Reynolds cho biết, kế hoạch mua sắm phù hợp với sự phát triển hệ thống chiến đấu hiện đại và các chương trình đóng tàu quốc gia có giá trị lên tới 24 tỷ AUD (khoảng 18,6 tỷ USD) sẽ xây dựng một lực lượng hải quân "sát thương và phản ứng cao" cho nhiều thập kỷ tới.

Theo bà Reynolds: “Dự án cũng tìm kiếm cơ hội để mở rộng cơ sở sản xuất vũ khí của Australia, củng cố cam kết lâu dài của chính phủ đối với ngành công nghiệp và cung cấp các năng lực công nghiệp có chủ quyền".

Nữ Bộ trưởng cho biết thêm, Bộ Quốc phòng Australia cũng sẽ tiếp tục đầu tư dài hạn và đóng góp quan trọng vào chương trình tên lửa Evolved SEASPARROW Block 2, đầu tư phát triển tên lửa tiêu chuẩn 2 Block IIIC và tên lửa tiêu chuẩn 6 Block 1 để đáp ứng các nhu cầu về tên lửa đất đối không của nước này.

TIN LIÊN QUAN
Brazil sẽ sản xuất tên lửa tầm xa trang bị cho máy bay chiến đấu phiên bản đặc biệt
Nga hoàn thiện vòng tròn phòng thủ bất khả xâm phạm với hệ thống S-300V4
Tên lửa siêu thanh của Mỹ suýt bay tự do
​Triều Tiên tiếp tục nâng cấp cở sở tên lửa tầm xa
Trung Quốc xác nhận thử tên lửa tầm xa

(theo SMB)