Australia giữa dòng xoáy cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Yếu thì phải chịu thiệt!

DƯƠNG LIỄU
Khi Mỹ và Trung Quốc nhắm vào các tham vọng kinh tế và quân sự của nhau, một số người ở Australia lo ngại đất nước họ có thể phải trả giá khi bị kẹt giữa hai “kỳ phùng địch thủ”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tôm hùm là một trong những mặt hàng của Australia bị Trung Quốc cấm nhập khẩu. (Nguồn: AFP)
Tôm hùm là một trong những mặt hàng của Australia bị Trung Quốc cấm nhập khẩu. Trong ảnh: Tôm hùm được nuôi ở Fremantle, Australia. (Nguồn:Getty)

Australia mắc kẹt giữa các “ông lớn”

Trong bài viết được xuất bản ngày 20/6 trên NBC News, nhà báo Mahalia Dobson nhận định, Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Australia nhiều khả năng ​​sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo lẽ thường, đây hẳn phải là một tin tốt với Canberra. Tuy nhiên, cuộc chơi hiện nay xuất hiện một yếu tố mới: Australia mong muốn có thêm sức mạnh để đối phó Trung Quốc khi liên minh với Mỹ và phương Tây.

Khi Trung Quốc và Mỹ nhắm vào các tham vọng kinh tế và quân sự của nhau thông qua những lần đáp trả thuế quan và trừng phạt ngày càng căng thẳng, một số người ở Australia lo ngại đất nước của họ có thể phải trả giá vì bị kẹt giữa hai “ông lớn”.

Các chuyên gia cho rằng, những lợi ích cạnh tranh chiến lược và sự chuyển hướng gần đây của Canberra sang phương Tây một phần là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại kéo dài một năm với Bắc Kinh, lý do khiến giá tôm hùm, một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Australia, giảm mạnh.

Theo số liệu thống kê gần đây, Trung Quốc chiếm khoảng 96% lượng tôm hùm xuất khẩu của các địa phương phía Nam Australia với giá trị thương mại lên tới hơn một nửa tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, vào cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã đột ngột áp đặt lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm từ Canberra, sau khi cơ quan kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia châu Á tuyên bố các mẫu tôm hùm này có chứa kim loại nặng.

Ông Andrew Ferguson, Giám đốc điều hành Tập đoàn Ferguson Australia Group, một doanh nghiệp thủy sản có trụ sở tại Adelaide, Nam Australia, cho chia sẻ: “Chúng tôi chỉ là một con tốt trong “ván cờ” cạnh tranh địa chính trị này”.

Việc mất thị trường xuất khẩu đã tàn phá doanh nghiệp của ông Ferguson.

Tin liên quan
Cố khắc phục ‘điểm yếu chiến lược’, Trung Quốc vẫn khó thoát ‘lưới’ Australia Cố khắc phục ‘điểm yếu chiến lược’, Trung Quốc vẫn khó thoát ‘lưới’ Australia

Lệnh cấm nhập khẩu tôm hùm chỉ là một động thái trong các tranh chấp thương mại kéo dài giữa hai nước, vốn đã ảnh hưởng lớn tới các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính khác của Australia sang Trung Quốc, như lúa mạch, rượu vang và thịt bò.

Căng thẳng thương mại leo thang đến mức Bắc Kinh, về cơ bản, đã đình chỉ tất cả các cuộc tiếp xúc, thảo luận thông thường nhất giữa hai nước và cáo buộc Canberra có “tư duy chiến tranh lạnh”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc và Bộ Ngoại giao nước này thường xuyên công kích Australia vì áp dụng các chính sách chống Trung Quốc mà Bắc Kinh cho rằng đó là theo lệnh của Mỹ.

Đáp lại, mới đây nhất, ngày 19/6, Canberra đã nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các mức thuế mà Bắc Kinh áp đặt vào năm ngoái, khiến việc xuất khẩu rượu vang của Australia vào thị trường Trung Quốc gần như bị chấm dứt hoàn toàn.

Ông John Blaxland, Giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia nhận định: “Chúng tôi đang đối mặt với câu hỏi hóc búa về những vấn đề mà chúng tôi chưa từng thấy trong nhiều năm”.

Giáo sư Blaxland cũng khẳng định rằng, trong bối cảnh hiện nay, Australia sẽ không hạ thấp mối quan hệ đồng minh với Mỹ và sẵn sàng chịu thiệt thòi về kinh tế.

Trả lời phỏng vấn NBC News qua điện thoại, ông Blaxland nói: “Trong lịch sử, các nhà lãnh đạo Australia đã cố tìm cách cân bằng mối quan hệ với Mỹ, giữa các lợi ích thương mại với Trung Quốc. Nhưng thời gian gần đây, điều này ngày càng trở nên có vấn đề".

Cũng theo chuyên gia này, dường như Canberra sẽ “tăng gấp đôi quan hệ với Washington nhằm đẩy lùi các mối đe dọa và ép buộc từ Bắc Kinh".

Tìm kiếm thêm đồng minh…

Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa dành một tuần công du châu Âu trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm “lôi kéo” sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây, giúp đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đồng thời, chuyến đi của ông Morrison tất nhiên cũng nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao cho cuộc chiến thương mại đang ngày càng trở nên căng thẳng giữa Canberra với Bắc Kinh.

Tham dự cuộc họp của nhóm G7 với tư cách khách mời, Thủ tướng Morrison đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden và ký kết một thỏa thuận thương mại tự do mới với nước chủ nhà Anh.

Sau các cuộc gặp riêng với ông Morrison ở London và Paris, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, các quốc gia này sẽ “sánh vai” với Australia.

Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson cũng đã nhanh chóng “rào trước đón sau” rằng "không nước nào muốn rơi vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc".

Thủ tướng Australia Morrison gặp Thủ tướng Anh Jọhnson bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh, 2021. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Australia Morrison (bên phải) gặp Thủ tướng Anh Johnson bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh, tháng 6/2021. (Nguồn: Reuters)

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần này, G7 cũng đưa ra tuyên bố chung nhằm trừng phạt Bắc Kinh vì vấn đề nhân quyền, cũng như “các chính sách và hành động phi thị trường” làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc, hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, không phải là thành viên G7, tất nhiên không thể ngồi yên trước những tuyên bố của G7. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Triệu Lập Kiên “phản pháo” rằng, tuyên bố của G-7 là cố ý vu khống và can thiệp vào công việc nội bộ của Bắc Kinh.

… nhưng vẫn chịu tổn thất

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đi xuống kể từ năm 2017 và trở nên tồi tệ hơn khi năm 2018, Canberra cấm tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc đầu tư vào mạng 5G ở xứ sở Kangaroo.

Quan hệ song phương thực sự giảm mạnh vào năm ngoái sau khi Thủ tướng Morrison dẫn đầu nhóm các quốc gia yêu cầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra về nguồn gốc của Covid-19 - một động thái được cho là nhắm vào Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng không hài lòng trước những lời chỉ trích về các động thái của họ ở Biển Đông, Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan. Nhưng một trong những điểm tranh cãi chính là các ưu tiên và chính sách đối ngoại của cả hai bên đều liên quan đến Mỹ.

Theo bà Jane Golley, Giám đốc Trung tâm Australia về Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia, từ quan điểm của Bắc Kinh, chính sách đối ngoại của Canberra đối với Washington đã thay đổi “đáng kể”.

Bà Golley nói: “Họ (Australia và Mỹ) luôn duy trì mối quan hệ liên minh mạnh mẽ, nhưng họ đã lên tiếng nhiều hơn về liên minh đó và tạo thêm khoảng cách với Bắc Kinh trong vài ba năm qua”.

Các nhà kinh tế cho rằng, việc Australia sẵn sàng thay đổi để phù hợp với chính sách Trung Quốc của Mỹ đã có tác động trực tiếp đến mối quan hệ thương mại của Canberra với Bắc Kinh.

Ông James Laurenceson, Giám đốc Học viện Quan hệ Australia-Trung Quốc tại Đại học Công nghệ Sydney, nhận định: “Bắc Kinh không thấy vấn đề gì khi Australia là đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề trở nên đáng chú ý khi Canberra sử dụng liên minh này để tấn công Bắc Kinh.

Chuyên gia này nhận định, vướng mắc với Trung Quốc về các vấn đề chính sách sẽ là những yếu tố có tác động đến kim ngạch thương mại giữa Australia với quốc gia châu Á.

Rượu vang là một trong những mặt hàng phải chịu thiệt hại lớn nhất trong cuộc cạnh tranh Trung Quốc-Australia. (Nguồn: Getty)
Xuất khẩu rượu vang là một trong những lĩnh vực phải chịu thiệt hại lớn nhất giữa cạnh tranh Trung Quốc-Australia. (Nguồn: Getty)

Theo Cục Thống kê Australia, Bắc Kinh chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Canberra.

Trong 13 tháng qua, Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu thịt bò và đánh thuế tổng cộng 80% đối với lúa mạch và hơn 200% đối với rượu vang có xuất xứ từ Australia.

Thiệt hại đối với Australia là có thật: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm khoảng 2,3 tỷ USD vào năm 2020. Điểm sáng duy nhất trong quan hệ thương mại giữa hai nước hiện nằm ở lượng quặng sắt mà Canberra xuất khẩu sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lợi thế này cũng không thể kéo dài lâu bởi hiện Bắc Kinh đang tích cực mở rộng nguồn cung ở nhiều thị trường khác.

TIN LIÊN QUAN
Bị Bắc Kinh 'bơ' đề nghị nối lại đàm phán song phương, Australia buộc phải kiện Trung Quốc lên WTO
Australia chính thức kiện Trung Quốc lên WTO về vấn đề thuế rượu vang
Cố khắc phục ‘điểm yếu chiến lược’, Trung Quốc vẫn khó thoát ‘lưới’ Australia
Cơ hội cho Australia tại Thượng đỉnh G7: Thời tới cản không nổi!
Căng thẳng thương mại Trung Quốc-Australia: Bộ số thống kê đáng kinh ngạc, đơn giản là không thể thiếu nhau
(theo NBC News)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/9 và sáng 2/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 3 - MU vs Liverpool; La Liga vòng 4 - Real Madrid vs Real Betis

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/9 và sáng 2/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 3 - MU vs Liverpool; La Liga vòng 4 - Real Madrid vs Real Betis

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/9 và sáng 2/9: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 3 - MU vs Liverpool; Serie A vòng 3 - Juventus vs ...
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng hành, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Đồng hành, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử, ở tầm cương lĩnh về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, ...
Tắt thông báo hệ thống TikTok giúp bạn không bị làm phiền

Tắt thông báo hệ thống TikTok giúp bạn không bị làm phiền

Bạn đang bị làm phiền bởi thông báo TikTok? Xem ngay bài viết này hướng dẫn cách làm để bạn không bị phân tâm, vẫn nhận tin nhắn và bình ...
Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Estonia cho biết FSB có thể đứng sau vụ việc ở Đức, Iran bác cáo buộc huấn luyện lực lượng Nga, Ukraine thừa nhận khó khăn trên mặt trận

Bộ trưởng Quốc phòng Estonia cho rằng giả thuyết về sự liên quan của Nga trong vụ nổ tại một cơ sở sản xuất quân sự ở Đức là có ...
Hoán đổi khuôn mặt trong ảnh 1 người bằng AI nhanh chóng

Hoán đổi khuôn mặt trong ảnh 1 người bằng AI nhanh chóng

Với công nghệ hiện đại như AI bạn đã có thể "biến hình" thành nhân vật nổi tiếng. Chỉ cần vài thao tác, bạn sẽ có ngay những bức ảnh ...
Đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay: Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay: Tạo đột phá để hoàn thành mục tiêu

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp, ngoài dự báo, đặt ra nhiều thách thức....
Giá tiêu hôm nay 1/9/2024: Bất ngờ tăng vọt, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu bị cạnh tranh, thị trường xuất hiện thông tin trái chiều

Giá tiêu hôm nay 1/9/2024: Bất ngờ tăng vọt, việc duy trì và sản xuất hồ tiêu bị cạnh tranh, thị trường xuất hiện thông tin trái chiều

Giá tiêu hôm nay 1/9/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng vọt ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 145.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 31/8/2024: Giá cà phê robusta nhanh chóng tăng trở lại, cơ hội thị trường rất tốt cho hàng Việt thời gian tới

Giá cà phê hôm nay 31/8/2024: Giá cà phê robusta nhanh chóng tăng trở lại, cơ hội thị trường rất tốt cho hàng Việt thời gian tới

Giá cà phê hôm nay 31/8/2024: Giá cà phê robusta nhanh chóng tăng trở lại, cơ hội thị trường rất tốt cho hàng Việt thời gian tới...
Giá heo hơi hôm nay 31/8: Giá heo hơi lặng sóng; Nga tích cực xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc

Giá heo hơi hôm nay 31/8: Giá heo hơi lặng sóng; Nga tích cực xuất khẩu thịt heo sang Trung Quốc

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng toàn vùng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 31/8: Nhà đầu tư cân nhắc về nguồn cung của OPEC+, giá dầu lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 31/8: Nhà đầu tư cân nhắc về nguồn cung của OPEC+, giá dầu lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 31/8, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu lao dốc khi các nhà đầu tư cân nhắc kỳ vọng về việc nguồn cung của OPEC+.
Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô: Khuyến khích tiêu dùng, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành

Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô: Khuyến khích tiêu dùng, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành

Việc tiếp tục thực hiện giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là một trong những giải pháp hỗ trợ tài chính.
Giá tiêu hôm nay 31/8/2024: Thị trường nội địa mất ‘phong độ’, không tăng giá như kỳ vọng

Giá tiêu hôm nay 31/8/2024: Thị trường nội địa mất ‘phong độ’, không tăng giá như kỳ vọng

Giá tiêu hôm nay 31/8/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 142.000 – 143.500 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Bất động sản mới nhất: Hà Nội đề xuất tăng diện tích tách thửa tối thiểu, khởi công siêu dự án 90ha, điều kiện để người nước ngoài được cho thuê nhà

Hà Nội đề xuất diện tích tối thiểu 50m2 mới được tách thửa, Vingroup khởi công siêu dự án 90ha tại Đông Anh… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Bất động sản mới nhất: Giá đất Đà Lạt sau điều chỉnh, yêu cầu kiểm tra dự án nghìn tỷ, điều kiện người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam

Điều kiện người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam, Lâm Đồng sắp điều chỉnh bảng giá đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Hà Nội đầu tư gần 6.000 tỷ đồng xây thêm hơn 8.300 căn nhà ở xã hội

Baoquocte.vn. Thành phố Hà Nội sẽ có thêm 6 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích gần 13 ha tại quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Thanh Trì, Thạch Thất.
Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bất động sản mới nhất: Chấn chỉnh công tác đấu giá đất, Hà Nội duyệt 6 dự án nhà ở xã hội, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình

Bn hành công điện chấn chỉnh công tác đấu giá đất, trường hợp duy nhất được cấp sổ đỏ hộ gia đình… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Bất động sản mới nhất: Xuyên đêm đấu giá đất ở Hà Nội, giá nhà chênh lệch lớn so với thu nhập, TPHCM khảo sát ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh

Thị trường trái phiếu địa ốc sôi động, xuyên đêm đấu giá đất tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Giao dịch bất động sản quý II/2024: Đất nền tăng, giá chung cư có dấu hiệu chững do tâm lý người mua chờ đợi

Bộ Xây dựng vừa công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II/2024.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8: Đâu là cặp tiền tệ nhạy cảm nhất?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8: Đâu là cặp tiền tệ nhạy cảm nhất?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/8 ghi nhận đồng USD bật tăng nhờ dữ liệu kinh tế mới của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/8: USD xuống đáy hơn một năm, Bảng Anh hưởng lợi nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/8: USD xuống đáy hơn một năm, Bảng Anh hưởng lợi nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/8 ghi nhận USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8: Đồng USD rời đỉnh 8 tháng, Yen Nhật nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8: Đồng USD rời đỉnh 8 tháng, Yen Nhật nổi trội

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/8 ghi nhận, đồng USD đã tăng từ mức thấp nhất trong 8 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8: Đồng USD rớt mạnh, vị thế dẫn đầu vẫn nguyên vẹn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8: Đồng USD rớt mạnh, vị thế dẫn đầu vẫn nguyên vẹn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/8 ghi nhận chỉ số Dollar Index dừng ở mức 100,68.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8: USD phục hồi từ đáy 13 tháng, thị trường tự do đã 'bay' tới 2,7%

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/8 ghi nhận đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất trong 13 tháng so với đồng EUR.
Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Cuộc thi The Audit Race 2024 chính thức quay trở lại với cơn sốt Adrenaline!

Tháng 8 này, bạn đã sẵn sàng chìm vào cơn sốt Adrenaline bất tận của mùa giải mới hay chưa?
Phiên bản di động