Các đại biểu tới tham dự sự kiện công bố Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng 2024-2028 do Australia phối hợp thực hiện. (Ảnh: ĐSQ) |
Ngày 26/6 tại Hải Phòng, Australia và Việt Nam đã công bố Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành cảng đầu tiên của Việt Nam cho giai đoạn 2024-2028 và cập nhật Báo cáo Dự báo kỹ năng ngành logistics cho giai đoạn 2024-2026.
Các báo cáo này giúp Chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp cảng biển và logistics, cũng như các cơ sở đào tạo nắm được các xu hướng và nhu cầu tương lai của thị trường lao động, làm cơ sở thông tin để đưa ra các quyết định về nhân lực, đào tạo và đầu tư trong các ngành trọng điểm này.
Các báo cáo do Hội đồng Tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics thực hiện cùng với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác giữa Australia và Việt Nam nhằm thúc đẩy lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Các báo cáo này góp phần thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050, theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/9/2021.
Tin liên quan |
Định hướng du học Australia cho các bạn trẻ Việt Nam |
Phát biểu tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải Hoàng Hồng Giang cho biết “Với vị trí địa lý của mình, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành trung tâm logistics của khu vực. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thiếu rất nhiều nhân lực ngành logistics và làm trong chuỗi cung ứng đã qua đào tạo chuyên nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tăng cường đầu tư cho đào tạo và thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ ngành, doanh nghiệp cảng biển và logistics, và các cơ sở đào tạo nhằm đảm bảo sinh viên được đào tạo các kỹ năng phù hợp với nhu cầu của ngành và đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực".
Các báo cáo dự báo kỹ năng thúc đẩy mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các đối tác ngành và lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được nguồn nhân lực có kỹ năng, đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Báo cáo đồng thời giúp các cơ sở đào tạo xây dựng và điều chỉnh chương trình và giáo trình đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Dự báo kỹ năng cũng giúp Chính phủ Việt Nam cải thiện công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.
Tại sự kiện, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski chia sẻ: “Tôi rất vui vì Australia đã hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực trong hơn 50 năm qua và hiện nay chúng tôi đang kết hợp các nỗ lực hỗ trợ từ trước tới nay của Australia cho Việt Nam trong các lĩnh vực giao thông, logistics và phát triển kỹ năng. Với sự hỗ trợ của Australia, các bộ ngành, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ngành cảng và logistics đã cùng nhau hợp tác và chia sẻ thông tin dự báo chung về nhu cầu kỹ năng của ngành cảng trong vòng 5 năm tới cũng như nhu cầu kỹ năng của ngành logisctics trong vòng 3 năm tới".
Trong thời gian qua, Australia chia sẻ kinh nghiệm phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp với Việt Nam thông qua Dự án Aus4Skills, một chương trình hợp tác nhằm nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của Việt Nam nhằm tận dụng các cơ hội kinh tế mới xuất hiện và đạt được mục tiêu phát triển dài hạn.
| Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của vùng Bắc Australia Các cơ quan chính quyền vùng lãnh thổ Bắc Australia cho biết, Việt Nam là một trong những nước ưu tiên trong chiến lược phát ... |
| Cựu binh Australia góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh Ngày 30/5, Đại sứ Việt Nam tại Australia Phạm Hùng Tâm đã tiếp ông John Bryant, cựu binh Australia từng tham gia trận chiến tháng ... |
| Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Australia Sharon Claydon Ngày 31/5, Đại sứ Phạm Hùng Tâm đã chào xã giao Phó Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Australia - ... |
| Đại sứ Phạm Hùng Tâm tiếp Đồng sáng lập Viện Chính sách Australia-Việt Nam Đại sứ Phạm Hùng Tâm kỳ vọng Viện AVPI sẽ có thêm nhiều đóng góp chính sách quan trọng để thúc đẩy các lĩnh vực ... |
| Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân Với sự hỗ trợ của Australia, Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học là bước tiến quan trọng ... |