TIN LIÊN QUAN | |
Axit trong nước biển đang phá hủy các rạn san hô | |
San hô bạc trắng vì biến đổi khí hậu | |
Sự axit hóa ở đại dương làm hư hại các rạn san hô |
Thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Rạn san hô ngầm ARC của Australia cho hay, hiện tượng tẩy trắng đã phá hủy 35% rạn san hô Great Barrier nằm giữa Papua New Guinea và thành phố Townsville của Australia. Và hiện tượng tẩy trắng lần này có mức độ nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.
Rạn san hô Great Barrier đang dần bị mất màu do biến đổi khí hậu. (Nguồn: Huffington Post) |
Theo Giáo sư Tery Hughes - Giám đốc trung tâm ARC, ba lần rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng đều xảy ra khi nhiệt độ toàn cầu tăng thêm chỉ 1 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp. Rạn san hô Great Barrier bị tẩy trắng lần đầu tiên năm 1998, khiến hơn một nửa rạn bị mất màu và khoảng 5-10% san hô bị chết. Năm 2010, nhiệt độ nước biển tăng một lần nữa gây ra hiện tượng tẩy trắng làm thu hẹp số lượng Rạn san hô Great Barrier.
Hiện tượng tẩy trắng san hô xảy ra khi nhiệt độ tăng khiến san hô đẩy các tảo cộng sinh ra khỏi cơ thể, từ đó đánh mất nguồn dinh dưỡng và năng lượng dữ trữ cần thiết, cũng như màu sắc của mình. San hô sau đó trở nên yếu và dễ mắc bệnh. Nếu các tảo không sớm trở lại, san hô sẽ chết. Những rạn san hô bị tẩy trắng nghiêm trọng có thể cần đến 10 năm để phục hồi, vị giáo sư này cho biết thêm.
Những rạn san hô ngầm là một trong những hệ sinh thái biển quan trọng và hữu ích nhất của ngành du lịch và giúp duy trì nghề cá. Rạn san hô Great Barrier là hệ sinh thái sống lớn nhất thế giới, trải dài 2.000km dọc bờ biển phía Đông Bắc Australia, mang về doanh thu du lịch khổng lồ mỗi năm cho nước này. Hiện tại Great Barrier nằm trong danh sách các Di sản Thế giới bị đe dọa và chính phủ Australia đang nỗ lực thực hiện kế hoạch nhằm khôi phục và phát triển rạn san hô này.
Rạn san hô Great Barrier có thể được nhìn thấy từ ngoài không gian và được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. CNN từng gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Nó được coi là biểu tượng của bang Queensland. Tuy nhiên, đến năm 2014, Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã đưa ra cảnh báo Australia đang đẩy Rạn san hô Great Barrier vào danh sách Di sản thế giới đang lâm nguy. |
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đòi hỏi các quốc gia trong khu vực ASEAN phải hợp tác với nhau vì lợi ích chung”. |
Mây không giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ vừa cho biết: hiệu ứng làm mát của các đám mây đã bị phóng đại ... |
Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt Những tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt và có thể nhận thấy dễ dàng qua các hiện tượng thời ... |