Tấm biển vinh danh thủ lĩnh của cuộc thám hiểm đầu tiên đến được Nam Cực được đặt tại Trạm Nam Cực Amundsen-Scott. (Nguồn: NSF) |
Khoản kinh phí trên sẽ được giải ngân trong vòng một thập niên tới.
Trước mắt, Australia dự tính sẽ sớm điều một đội máy bay không người lái giám sát toàn bộ Nam Cực và thiết lập các cơ sở nghiên cứu tạm thời, tập trung vào mục tiêu chiến lược, thăm dò cũng như phân tích khí hậu và quản lý môi trường.
Thủ tướng nước này Scott Morrison cho biết, việc tăng cường đầu tư phát triển nghiên cứu khoa học bằng công nghệ, bao gồm các loại thiết bị bay không người lái, máy bay trực thăng và các phương tiện khác, sẽ giúp Australia khám phá sâu hơn bề mặt của Nam Cực, đặc biệt là ở những nơi mà trước đây chưa một quốc gia nào có thể tiếp cận.
Ngoài ra, Australia cũng có dự định đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu về sông băng và khoa học biển, cùng với việc tài trợ cho một trung tâm nuôi trồng và nghiên cứu thủy sản mới, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của loài nhuyễn thể trong khoa học khí hậu và chuỗi thức ăn.
Hiện có gần 80 cơ sở nghiên cứu của nhiều nước khác nhau đang hoạt động tại Nam Cực và nhiều cơ sở khác đang được xây dựng.
Australia có 3 cơ sở nghiên cứu khoa học gần khu vực bờ biển Nam Cực và một tàu phá băng, trong khi Trung Quốc có 4 cơ sở nghiên cứu nằm sâu trong đất liền của lục địa và đang tìm kiếm địa điểm cho cơ sở nghiên cứu thứ 5, cũng như triển khai xây dựng một đội tàu phá băng mới.
Nam Cực không phải là một phần lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào và đang được quản lý theo luật pháp quốc tế, cấm các hoạt động quân sự hoặc thăm dò khoáng sản và bác bỏ các yêu sách lãnh thổ.
Các cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực thường được các quốc gia kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo tuân thủ hiệp ước cấm hoạt động quân sự và khai thác mỏ.
| Tin thế giới 21/2: Sai lầm của Ukraine; động thái bất thường ở nước Nga; Thượng đỉnh Nga-Mỹ liệu có thành? Dư luận quốc tế xoay quanh căng thẳng Nga-Ukraine, các diễn biến mới tại Kiev và Moscow, Thượng đỉnh Nga-Mỹ liệu có được tổ chức, ... |
| Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Khi tranh cãi và trả đũa vào ngõ cụt, các nước sẽ chọn hướng đi nào? Từ thực tế căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, việc một quốc gia cố gắng áp đặt ý chí kinh ... |