Ba định hướng lớn trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines

Thế Việt
Trả lời phỏng vấn TG&VN, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quan hệ Việt Nam – Philippines đang phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, phù hợp với mối quan hệ Đối tác chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Xin Bộ trưởng cho biết những dấu ấn, thành tựu quan trọng của quan hệ Việt Nam-Philippines trong 45 năm qua?

Việt Nam và Philippines có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Hai nước đã bắt đầu giao thiệp và giao thương từ nhiều thế kỷ trước. Ngày 12/7/1976, với việc hai bên ra Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao, Philippines đã trở thành nước thứ tư trong ASEAN chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Ba định hướng lớn trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 28-29/9/2016. (Nguồn: TTXVN)

Philippines cũng là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN ký kết Thỏa thuận Hợp tác Thương mại, Khoa học và Kỹ thuật với Việt Nam (9/1/1978), tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng thúc đẩy giao thương giữa hai nước sau này.

Đặc biệt, việc hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược (17/11/2015) đã đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Philippines sang trang mới, với tầm vóc và nội hàm toàn diện hơn, sâu rộng hơn cả về song phương và đa phương.

Các cơ hội và tiềm năng hợp tác giữa hai nước đã được hiện thực hóa thành những kết quả cụ thể trên các lĩnh vực từ chính trị đối ngoại, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng tới các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân… cũng như tại các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế.

Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước ngày càng gắn bó; tin cậy chính trị gia tăng; trao đổi và tiếp xúc cấp cao và các cấp được duy trì thường xuyên. Ngay khi đại dịch Covid-19 có dấu hiệu diễn biến phức tạp, lãnh đạo hai nước đã điện đàm để trao đổi về kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh, các biện pháp hỗ trợ lẫn nhau cũng như phương hướng hợp tác hậu Covid-19.

Hai bên đã thiết lập và triển khai hiệu quả các cơ chế, thỏa thuận quan trọng, mang tính định hướng cho quan hệ song phương như: Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam - Philippines cấp Bộ trưởng Ngoại giao (3/1994), Tuyên bố chung về nguyên tắc 9 điểm giải quyết tranh chấp ở Biển Đông (11/1995), Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác song phương trong 25 năm đầu thế kỷ XXI và thời kỳ tiếp theo (11/2002)…

Hiện hai bên đang thực hiện hiệu quả Chương trình hành động giai đoạn 2019-2024 triển khai quan hệ Đối tác chiến lược.

Quan hệ kinh tế ngày càng khởi sắc. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã tăng hơn gấp đôi, từ 2,4 tỷ USD vào năm 2010 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2020. Philippines là đối tác thương mại lớn thứ năm và là đối tác nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại gạo tăng đều hàng năm và lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD vào năm 2020.

Philippines hiện là nhà đầu tư đứng thứ 28/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư tăng hơn gấp đôi, từ 276 triệu USD vào năm 2010 lên gần 620 triệu USD vào năm 2020.

Hợp tác quốc phòng, an ninh, giao lưu nhân dân cũng được hai nước chú trọng thúc đẩy và đạt nhiều kết quả tích cực. Việt Nam và Philippines tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn đa phương và khu vực như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM…

Hai nước gắn kết chặt chẽ dưới mái nhà chung ASEAN, cùng các nước thành viên khác chèo lái con thuyền ASEAN vượt qua khó khăn, thách thức chưa từng có của đại dịch Covid-19, nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường; tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề an ninh, chiến lược của khu vực; thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế với Liên hợp quốc là trung tâm, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Có thể nói, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, trải qua 45 năm được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân xây dựng, vun đắp đang phát triển ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả, phù hợp với mối quan hệ Đối tác chiến lược.

Ba định hướng lớn trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Lopez Locsin Jr. trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 7-10/7/2019. (Nguồn: TTXVN)

Định hướng phát triển quan hệ Việt Nam-Philippines trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?

Để thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Philippines phát triển ngày càng sâu sắc và thực chất, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung vào ba định hướng lớn:

Một là, cần tiếp tục củng cố, tăng cường tình hữu nghị truyền thống và tin cậy chính trị cao giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước. Việt Nam và Philippines chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược và tương đồng về quy mô dân số, trình độ phát triển. Đó là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng sâu sắc, tin cậy ở tất cả các cấp, trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và nhân dân.

Các cuộc trao đổi và tiếp xúc giữa Lãnh đạo hai nước cũng như các cơ chế hợp tác song phương được duy trì hiệu quả góp phần củng cố lòng tin chính trị, tháo gỡ khó khăn, mở ra cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Trước mắt, hai bên cần phối hợp tổ chức tốt Kỳ họp lần thứ tư Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương Việt Nam-Philippines cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao lần thứ nhất trong năm 2021.

Hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác ứng phó đại dịch Covid-19; tận dụng các cơ chế và thỏa thuận sẵn có để giải quyết các vướng mắc trong hợp tác trên biển như Ủy ban hỗn hợp về Biển và Đại dương, Hiệp định Vận tải biển (1992), Thỏa thuận song phương về Tìm kiếm cứu nạn trên biển (2010)…; phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế hợp tác đa phương, khu vực, đóng góp vào hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Ba định hướng lớn trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines
Những chiếc xe bus đầu tiên của Thaco xuất khẩu sang Philippines tại cảng Chu Lai, ngày 28/12/2019. (Nguồn: Nhân dân)

Hai là, Việt Nam và Philippines là hai thị trường tiềm năng, cần nỗ lực đưa hợp tác kinh tế trở thành một trong những động lực phát triển chủ chốt hướng tới phục hồi, phát triển bền vững sau đại dịch, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trong khu vực trong khi Philippines là nước đông dân thứ hai trong ASEAN.

Hai nước có nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng, đồng thời đều là thành viên của Hiệp định RCEP; do đó, tiềm năng hợp tác giữa hai nước rất lớn. Trước mắt, cần nỗ lực tạo thuận lợi cho kết nối giao thương và đẩy mạnh đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp, điện tử, du lịch, phát triển kinh tế biển…, mở rộng sang các lĩnh vực mới phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 như chuyển đổi số, thương mại điện tử, kinh tế xanh...

Để có thể kết nối hiệu quả vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu, hai bên cần hợp tác nâng cao năng lực, tận dụng hiệu quả các lợi ích từ các thỏa thuận thương mại tự do trong khuôn khổ ASEAN và với các đối tác, đặc biệt là Hiệp định RCEP.

Ba định hướng lớn trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Philippines
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tặng vật tư y tế của Chính phủ và nhân dân Việt Nam cho Chính phủ và nhân dân Philippines phòng chống Covid-19, ngày 18/5/2020. (Ảnh: Tuấn Anh)

Ba là, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước trong các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm duy trì một môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng. Việt Nam và Philippines coi trọng vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm trong thúc đẩy giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu; chia sẻ quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh chung của cả khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Hai bên cần tiếp tục hợp tác thúc đẩy ASEAN tăng cường đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm và thể hiện lập trường chung đối với các vấn đề này, trên cơ sở đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc DOC và sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế.

Đồng thời, hai bên cũng cần hợp tác chặt chẽ, tiếp tục thể hiện được vai trò chủ đạo của ASEAN trong thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế tại các tổ chức và diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM…

Với những nỗ lực, quyết tâm của hai bên và trên hết là tình hữu nghị bền chặt giữa hai dân tộc suốt 45 năm qua, tôi tin tưởng quan hệ Việt Nam-Philippines sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Angela Merkel: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức

Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Angela Merkel: Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với Đức

Tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối ...

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore ngày càng sâu rộng và thực chất

Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore ngày càng sâu rộng và thực chất

Chiều ngày 21/6, tại Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan chào ...

Đại sứ Beltramino: Argentina mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Đại sứ Beltramino: Argentina mong muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Tân Đại sứ Argentina tại Việt Nam Luis Pablo María Beltramino khẳng định mong muốn nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Việt ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Bật đèn Flash khi có thông báo trên điện thoại iPhone hiệu quả

Kích hoạt đèn flash khi có thông báo giúp bạn dễ dàng nhận biết cuộc gọi và tin nhắn quan trọng trên iPhone. Xem ngay cách làm đơn giản ngay ...
Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Cách chia sẻ cách tạo, hiển thị phần trưng bày trên TikTok đơn giản

Biết cách tạo và bật phần trưng bày trên TikTok giúp tối ưu tài khoản, thu hút tương tác. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện để bạn ...
iPhone 18 Pro Max sẽ có nâng cấp lớn về camera

iPhone 18 Pro Max sẽ có nâng cấp lớn về camera

Theo nguồn tin mới nhất, bộ đôi iPhone 18 Pro và iPhone 18 Pro Max sẽ được Apple trang bị camera có khả năng thay đổi khẩu độ, hứa hẹn ...
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính thức Dominica của Thủ tướng Chính ...
Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?

Giá vàng hôm nay 15/11/2024: Giá vàng 'mất phanh', thế giới có thể rơi xuống dưới 2.500 USD, nắm cơ hội này để mua vào?
Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024: Nguyên nhân giá trong nước tăng, nhận định nhu cầu từ thị trường Trung Quốc năm 2025

Giá tiêu hôm nay 15/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.000 đồng/kg.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo Mexico ngày 9/11 đăng bài viết 'Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra rất kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của ban lãnh đạo mới Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Phiên bản di động