Ba “ghế nóng” trong nội các của Donald Trump

Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, ba ghế Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Thương mại của nước này trở nên “nóng” hơn bao giờ hết trong bối cảnh có quá nhiều lời đồn đoán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba ghe nong trong noi cac cua donald trump Tổng thống đắc cử Mỹ chọn người phát ngôn Nhà Trắng
ba ghe nong trong noi cac cua donald trump Nước Mỹ thời Donald Trump: Nội các mới, phong cách mới

Làn gió mới cho chính sách quốc phòng

Mặc dù được đánh giá là một vị trí sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai chính sách an ninh quốc phòng của Mỹ, song đề cử Bộ trưởng Quốc phòng lại sớm thuộc về ông James Mattis - người được tôn vinh là "lính thủy quân lục chiến Mỹ được kính trọng nhất mọi thời đại".

Kinh nghiệm chiến trường dày dặn, cộng với tính cách cá nhân quyết liệt - phần nào phảng phất tính cách của Tổng thống đắc cử Trump - đã đưa ông Mattis nhanh chóng đánh bại các ứng cứ viên khác gồm Tướng hải quân về hưu John Kelly, nguyên Thượng nghị sỹ Tim Talen và nguyên Thượng nghị sỹ Jon Kyl.

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump
Tống thống đắc cử Mỹ Donald Trump và ông James Mattis tại Câu lạc bộ golf Trump ngày 19/11. (Nguồn: Getty Images)

Ông James Mattis được chờ mong sẽ mang lại làn gió mới mạnh mẽ và quyết đoán hơn cho chính sách an ninh quốc phòng hiện nay của Mỹ. Chính ông Mattis đã từng mâu thuẫn với Chính quyền Tổng thống Obama đến mức phải quyết định từ chức sớm 5 tháng trước thời hạn.

Theo quy định của Luật Liên bang, các nhân viên quân đội về hưu phải sau 7 năm mới được làm Bộ trưởng Quốc phòng. Tuy nhiên, sự tin tưởng tuyệt đối của Tổng thống đắc cử Trump dành cho ông Mattis lớn đến mức, ông sẵn sàng gạt bỏ những lo ngại về khả năng Quốc hội không phê chuẩn Nghị quyết mới cho phép tướng về hưu Mattis làm việc cho Bộ Quốc phòng.

Ngày 3/12, tại một diễn đàn quốc phòng, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã kêu gọi Quốc hội cân nhắc áp dụng quyền miễn trừ với ông Mattis. Việc ông Mattis có vượt qua phép thử tại Quốc hội vẫn còn phải đợi "hạ hồi phân giải". Tuy nhiên, với quan điểm coi Iran là nguy cơ tại Trung Đông, phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran của Chính quyền Tổng thống Obama, ủng hộ giải pháp hai Nhà nước với xung đột Israel và Palestine, việc ông Mattis đứng đầu Lầu Năm Góc chắc chắn sẽ khiến những di sản của Tổng thống Obama gặp sóng gió.

Người phản đối tự do thương mại

Chiếc ghế Bộ trưởng Thương mại, có vai trò quyết định đến quan hệ thương mại giữa Mỹ và thế giới, được ông Trump gửi trọn niềm tin cho ông Wilbur Ross. Là một tỷ phú trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư vào các ngành công nghiệp thép, than đá, viễn thông, dệt may và đầu tư ra nước ngoài, nổi tiếng với khả năng mua lại và thâu tóm các doanh nghiệp, ông Wilbur là người ủng hộ Trump từ sớm, kêu gọi một cách tiếp cận mới của Chính phủ nhằm giúp đỡ tầng lớp thấp và trung lưu của Mỹ.

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump
Đề cử Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. (Nguồn: CNBC)

Mới đây, Quốc hội Nhật Bản đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo nền tảng dẫn dắt cho các nước còn lại tham gia đàm phán TPP. Tuy nhiên, quan điểm phản đối thương mại tự do, rằng "tự do thương mại cũng giống như bữa trưa miễn phí trong khi không có bữa trưa nào miễn phí cả" và sự thiếu nhất quán trong vấn đề TPP của Wilbur Ross sẽ tạo thêm thách thức không nhỏ cho sáng kiến TPP của Tổng thống đương nhiệm Obama.

Gương mặt mới ở Bộ Ngoại giao

Trong ba ghế nội các liên quan trực tiếp đến đối ngoại, chức vụ Ngoại trưởng được ông Trump quyết định cuối cùng sau rất nhiều lần "cân lên đặt xuống". Số các ứng cử viên tiềm năng được vị Tổng thống đắc cử mời đến tòa nhà Trump thậm chí có những lúc lên đến con số 10, từ những nghị sỹ hàng đầu Quốc hội như Bob Corker đến những nhân vật Thống đốc bang như Mitt Romney hay Thị trưởng New York Rudy Giuliana, tới những nhân vật từng phục vụ trong Chính quyền như David Patraeus...

Khi sức nóng của ghế Ngoại trưởng ngày càng tăng, ông Trump càng khiến giới quan sát tò mò hơn và thậm chí là "rối nhiễu thông tin", bởi việc không ngừng để mắt tới mọi đối tượng để có được lựa chọn hoàn hảo nhất. Dù không có kinh nghiệm chính trị song rõ ràng, ông Trump hiểu tầm quan trọng quá lớn của người đóng vai trò kế vị thứ hai sau Phó Tổng thống. Quan trọng hơn, ông Trump cần sự khác biệt và đổi mới toàn diện, thay vì những gương mặt quá cũ với chính trường.

Đó là lý do vì sao tại thời điểm ông Trump mở rộng phỏng vấn các ứng cử viên tiềm năng cho ghế Ngoại trưởng cũng là lúc các nhân vật không thuộc giới chính trị chính thống bắt đầu áp đảo nội các. Dư luận bắt đầu lờ mờ linh cảm về một gương mặt mới, hoàn toàn xa lạ với chính trị. Điều gì mong chờ nhất cũng đã đến. Ít ai có thể ngờ rằng, một người vốn là CEO của một tập đoàn dầu khí đa quốc gia là Rex Tillerson nay có thể vượt mặt tất cả những ứng cử viên tầm cỡ khác, hiên ngang bước vào Bộ Ngoại giao.

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump
Ông Rex Tillerson. (Nguồn: The New Yorker)

Một lần nữa, nhận định về Trump lại trở nên chính xác: không điều gì là không thể. Trong kinh doanh, người thành công không bao giờ đi theo lối mòn. Phần thưởng chỉ dành cho người có khả năng nhạy bén và biết nắm bắt. Với Trump, ông Tillerson hội tụ đầy đủ những đặc điểm cần thiết có thể mang tới hơi thở mới cho một nước Mỹ "lớn mạnh trở lại", để Trump không phải thất hứa với chính bản thân mình và với cử tri.

Tổng thống đắc cử Trump nhận định về Tillerson "xuất chúng hơn hẳn vai trò một doanh nhân. Ông ấy thuộc đẳng cấp thế giới, quản lý một tập đoàn có quy mô gấp đôi đối thủ bám sát nhất. Đối với tôi, Tillerson có lợi thế rất lớn là ông ấy biết rất nhiều nhân vật 'máu mặt'. Ông ta có những vụ làm ăn khổng lồ ở Nga".

Washington Post tiết lộ chuyện hậu trường rằng ông Trump không chịu được sức ép khi đứng trước quá nhiều lựa chọn cho ghế Ngoại trưởng. Chính trong quãng thời gian khó khăn ấy, cuộc gặp "kịp thời" với người từng phục vụ các đời Tổng thống Mỹ thuộc cả hai đảng, từng là Giám đốc CIA và là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã "gieo" vào đầu Trump một cái tên mới, CEO của ExxonMobil. Ngẫu nhiên thay, đây cũng là đề xuất mà bà cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice đề xuất với Phó Tổng thống Mike Pence trong cuộc gặp trước đó vài ngày. Một quyết định không được mong đợi, nhưng với Trump, thế là quá đủ cho một sự "làm mới" chính mình và làm mới một nội các "vốn đã rất mới" so với tư duy thông thường.

Tính đến thời điểm hiện nay, ExxonMobil có phạm vi hoạt động tại hơn 50 quốc gia, nắm giữ vị trí hàng đầu của ngành công nghiệp dầu khí, có quyền lực mạnh mẽ không chỉ trong giới kinh doanh mà còn với các tổ chức và các cá nhân trong chính giới. Tuy nhiên, chính vì thế mạnh này của ExxonMobil, đặc biệt là quan hệ làm ăn của ông với Nga lại đang đẩy ông Tillerson vào một tương lai điều trần đầy khó khăn. 

Trong lịch sử đề cử thành viên nội các của Mỹ, chỉ có 9 người từng bị Quốc hội bác và 12 người từng phải tự động rút lui trước sự phản đối dữ dội. 5 lý do mà Newsweek lý giải lựa chọn Ngoại trưởng của ông Trump có lẽ hội tủ đầy đủ nhất những gì Trump tham vọng cho một nước Mỹ lớn mạnh hơn. 

Thứ nhất, Bộ Ngoại giao cần có sự cải tổ thực chất. Thứ hai, ông Tillerson có tài đàm phán các thỏa thuận khác hẳn người tiền nhiệm là Kerry và Clinton và khả năng quản lý các mối quan hệ rộng khắp thế giới. Thứ ba, quan hệ của ông Tillerson với Nga sẽ giúp quản lý tốt quan hệ Nga - Mỹ trong bối cảnh căng thẳng song phương. Thứ tư, ông Tillerson có liên hệ mật thiết với ông Trump, đặc biệt là cả hai đều có tính cách mạnh mẽ và hiệu quả. Cuối cùng, đó là Trump có kinh nghiệm sâu rộng để định hướng chính trị đối nội. Điểm mạnh này đã chiếm được cảm tình và niềm tin của Trump nơi ông Tillerson.

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump Mỹ: Hạ nghị sĩ Ryan Zinke được chọn làm Bộ trưởng Nội vụ

Ngày 15/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã quyết định chọn Hạ nghị sĩ bang Montana  Ryan Zinke làm Bộ trưởng Nội vụ ...

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump Chủ tịch ExxonMobil sẽ trở thành Ngoại trưởng Mỹ?

Ngày 10/12, truyền thông Mỹ đưa tin Chủ tịch và là Tổng Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu khí ExxonMobil Rex Tillerson nhiều ...

ba ghe nong trong noi cac cua donald trump Thêm tướng nghỉ hưu trong Nội các tương lai của Mỹ

Ngày 7/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã quyết định chọn Tướng về hưu John Kelly cho vị trí người đứng đầu Bộ ...

Minh Thu

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động