Người biểu tình phản đối phán quyết của tòa án Ba Lan hôm 7/10 và ủng hộ EU. (Nguồn: Remonews) |
Tuyên bố trên thách thức một trụ cột của sự hợp nhất châu Âu và làm leo thang mạnh mẽ một tranh cãi giữa Brussels và Warsaw.
Ngày 8/10, trên Facebook, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã hoan nghênh phán quyết trên của tòa án Ba Lan.
Tuy nhiên, tuyên bố việc gia nhập EU là "một trong những sự kiện nổi bật trong những thập kỷ qua" của cả Ba Lan và EU, nhà lãnh đạo Ba Lan khẳng định: "Ba Lan đang và sẽ ở trong gia đình các nước EU".
Ủy viên tư pháp của EU Didier Reynders cho biết, ông đang chờ đọc chi tiết về phán quyết của tòa án Ba Lan, nhấn mạnh rằng, những nguyên tắc về ưu tiên luật của châu Âu so với luật quốc gia và tính chất ràng buộc trong những phán quyết của tòa án châu Âu là “cốt lõi của liên minh”.
Nói rằng EC quan ngại trước phán quyết trên, ông Reynders cũng tuyên bố Ủy ban này sẽ không ngần ngại sử dụng “tất cả các công cụ” có thể để bảo đảm luật của EU được ưu tiên áp dụng tại Ba Lan.
Trong khi đó, đại biểu Nghị viện châu Âu Jeroen Lenaers khẳng định: "Với tuyên bố trên, tòa án hiến pháp bất hợp pháp ở Ba Lan đã đặt quốc gia này vào lộ trình Polexit (Ba Lan rời EU)".
Trong một phản ứng được đưa ra vào ngày 8/10, Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết, phán quyết của tòa án Ba Lan "đánh dấu một cuộc tấn công nhằm vào khối gồm 27 quốc gia thành viên", đồng thời để ngỏ "lựa chọn về các lệnh trừng phạt kinh tế".
Phát biểu trên BFM TV vào ngày 8/10, Bộ trưởng Beaune nêu rõ: "Hành động này là nghiêm trọng nhất. Có một nguy cơ thật sự từ việc rời khỏi EU", đồng thời bày tỏ ông không mong có sự kiện như "Polexit".
Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cảnh báo: "Diễn biến tại Ba Lan rất, rất đáng quan ngại. Chúng tôi phải tuyên bố rõ ràng rằng chính quyền tại Ba Lan đang đùa với lửa".
Theo ông Asselborn, "tính ưu việt của luật pháp châu Âu cần thiết cho sự hợp nhất và sống chung tại châu Âu. Nếu nguyên tắc này bị phá vỡ, châu Âu như chúng ta biết, nó đã được xây dựng với các hiệp ước Rome, sẽ không còn tồn tại".
| Tin thế giới 6/10: Nga-Mỹ lại đỏ mắt 'đấu' nhau; Pháp chọc giận Trung Quốc; ông Putin bóc mẽ nguyên nhân khủng hoảng năng lượng châu Âu Cuộc chiến thị thực Nga-Mỹ, căng thẳng Nga-Ukraine, vụ Navalny, khủng hoảng năng lượng châu Âu, vấn đề Đài Loan, quan hệ xuyên Đại Tây ... |
| Gọi Dòng chảy phương Bắc 2 là 'sai lầm chiến lược', Tổng thống Ba Lan kêu gọi NATO, EU làm điều này Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) cần suy ... |