Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận JCPOA năm 2018, Iran cũng dần phá bỏ các cam kết theo thỏa thuận này. (Nguồn: Newsweek) |
Tuyên bố của 3 nước nêu rõ: "Iran đã thực hiện các bước tiếp theo trong việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (Kế hoạch hành động chung toàn diện-JCPOA), bằng cách vận hành thêm hàng chục máy ly tâm tiên tiến tại cơ sở làm giàu urani Natanz cũng như thông báo sẽ lắp đặt thêm hàng nghìn máy ly tâm tại cả hai cơ sở Fordow và Natanz.
Quyết định này của Tehran được coi là sự leo thang chương trình hạt nhân của Iran, tạo ra những rủi ro lớn về phổ biến vũ khí hạt nhân".
Tin liên quan |
Ngoại trưởng Iran: Nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân ngày càng trở nên vô ích |
Trước đó, Pháp, Đức và Anh đã thúc đẩy điều tra về chương trình hạt nhân của Iran. Ngày 5/6, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã thông qua nghị quyết chỉ trích Iran thiếu hợp tác với cơ quan này. Nghị quyết cũng do Anh, Pháp và Đức soạn thảo, đã được thông qua với 20 phiếu thuận, 12 phiếu trắng, 2 phiếu chống và 1 nước không tham gia bỏ phiếu.
Đây là động thái đầu tiên kể từ tháng 11/2022, trong bối cảnh các nước phương Tây lo ngại Tehran có thể đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân, song Tehran kiên quyết bác bỏ.
Trong các cuộc tranh luận tại Hội đồng Thống đốc IAEA bắt đầu từ ngày 3/6, các cường quốc châu Âu cho rằng Iran đã mở rộng chương trình hạt nhân “đến mức báo động”, điều chưa từng thấy đối với một quốc gia không có chương trình vũ khí hạt nhân.
Theo IAEA, Iran là quốc gia không có vũ khí hạt nhân duy nhất làm giàu uranium tới mức cao 60% trong khi nước này vẫn tiếp tục tích lũy các kho dự trữ uranium lớn.
Sau khi Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận JCPOA năm 2018, Iran cũng dần phá bỏ các cam kết theo thỏa thuận này.
Trong một tuyên bố chung được hãng thông tấn Iran IRNA trích dẫn ngày 5/6, Tehran, Moscow và Bắc Kinh kêu gọi các nước phương Tây thể hiện thiện chí và thực hiện các bước cần thiết để tiếp tục triển khai JCPOA.
| Iran và IAEA đạt thỏa thuận về thiết bị giám sát tại cơ sở hạt nhân Theo đó, thanh sát viên của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) được phép sử dụng thiết bị giám sát có thể ... |
| Chương trình hạt nhân Iran: Tehran khẳng định 'không có chỗ cho vũ khí hạt nhân'; Nga cứng rắn về nghị quyết của IAEA Giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran (IAEO) Mohammad Eslami ngày 6/6 tuyên bố, chiến lược của Tehran về phát triển chương trình ... |
| IAEA thông qua nghị quyết chỉ trích Iran, Tehran nói gì? Iran đã gọi việc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua nghị quyết chỉ trích mình là động cơ chính trị ... |
| Lãnh đạo Iran: Từ bỏ lập trường chỉ khiến Mỹ và phương Tây ‘hung hãn hơn’ Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ trích IAEA ‘đầu hàng’ trước Iran và chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa ... |
| Mỹ gợi mở điều kiện cho Iran để khôi phục đàm phán hạt nhân Ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Iran cần có các bước đi “giảm leo thang” về chương trình hạt nhân nếu muốn tạo ... |