Ba rào cản liên minh Mỹ-Hàn cần vượt qua

Nếu có thể vượt qua ba trở ngại này, liên minh Mỹ - Hàn sẽ mạnh hơn và có thể mang lại an ninh ổn định, cũng như sự thịnh vượng cho cả hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ba rao can lien minh my han can vuot qua Mỹ - Hàn tập trận chống vũ khí hủy diệt hàng loạt
ba rao can lien minh my han can vuot qua Lãnh đạo Mỹ - Hàn nhất trí hợp tác chặt chẽ về vấn đề Triều Tiên

Trong chuyến công du đầu tiên tới Mỹ trên cương vị người đứng đầu đất nước Hàn Quốc, ngày 28/6, tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết sẽ sát cánh cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump trong việc chống lại những nỗ lực hạt nhân của Triều Tiên. Động thái này khác hẳn với chủ trương trước đây của ông là sẽ áp dụng chính sách mềm mỏng hơn với Triều Tiên.

ba rao can lien minh my han can vuot qua
Tổng thống Moon Jae-in đã cam kết sẽ sát cánh cùng Tổng thống Donald Trump trong việc chống lại những nỗ lực hạt nhân của Triều Tiên. (Nguồn: AP)

Sau khi đặt vòng hoa tưởng niệm tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Quantico, bang Virginia, Tổng thống Moon Jae-in phát biểu: "Cùng với nhau, chúng ta (Mỹ và Hàn Quốc) sẽ giải giáp được chương trình hạt nhân của Triều Tiên, mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên và cuối cùng là hòa bình cho Đông Bắc Á". Ông Moon Jae-in cũng nhấn mạnh cam kết của cá nhân ông đối với liên minh Mỹ - Hàn trong bối cảnh có những ý kiến cho rằng việc ông nghiêng về lựa chọn can dự với Triều Tiên, bất chấp những tiến bộ nhanh chóng về khả năng hạt nhân của Bình Nhưỡng, có thể đưa tới những căng thẳng trong quan hệ với Mỹ. 

Tuy nhiên, theo bài viết của tác giả Hanbyeol Sohn - hiện là Phó Giáo sư Khoa Chiến lược Quân sự của trường Đại học Quốc phòng Triều Tiên (KNDU), chuyên nghiên cứu về liên minh Mỹ - Hàn, an ninh Đông Bắc Á và chiến lược hạt nhân - đăng trên trang mạng The Diplomat, căn cứ vào những kinh nghiệm và những bài học rút ra trước đây, Mỹ và Hàn Quốc cần phải vượt qua 3 rào cản sau nếu muốn giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.

Cùng "tông giọng" trong vấn đề Triều Tiên

Thứ nhất là những ưu tiên đối nội khác nhau. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên, liên minh Mỹ - Hàn đã không thể đưa ra được một phản ứng kiên quyết và cân bằng do những bất đồng chính trị ở hai nước.

Sau những kinh nghiệm xương máu của hơn 15 năm tiến hành chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, đồng thời do thiếu sức mạnh mang tính quyết định để phá vỡ thế bế tắc của các cuộc đàm phán sáu bên, đặc biệt trong bối cảnh hiện giờ các cuộc đàm phán này càng trở nên khó khăn, phức tạp do Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản đang tiến tới "bình thường hóa khả năng quân sự" còn nước Nga thì ngày càng quyết đoán, Mỹ dường như tỏ ra thận trọng trong việc can thiệp quân sự vào Triều Tiên. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng có những khó khăn riêng của mình trong việc theo đuổi một chính sách liên tục đối với Triều Tiên do những bất đồng về ý thức hệ giữa phe bảo thủ và phe cấp tiến. Chính vì thế, thật khó để hai nước có cùng "tông giọng" trong vấn đề Triều Tiên. 

Sau cuộc luận tội mang tính lịch sử đối với cựu Tổng thống Park Geun-hye, Hàn Quốc hiện phải đối mặt với những khó khăn mới như phải tạo dựng được sự đồng thuận ở trong nước và xây dựng một chính sách mới đối với Triều Tiên. Trong khi đó, 4 "trụ cột" chính trong chính sách của chính quyền Trump đối với Triều Tiên không khác với những chính sách trước đây, song có thể thay đổi bất cứ lúc nào do sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng như lập trường ngày càng táo bạo của Triều Tiên. Giải pháp tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Triều Tiên thậm chí đã được đưa ra tranh luận tại Mỹ. 

Thứ hai là những bất đồng về khái niệm "mối đe dọa". Mặc dù Triều Tiên ngày càng có những hành động mang tính đe dọa, song Hàn Quốc và Mỹ lại có sự nhìn nhận khá khác nhau về mối đe dọa mà Triều Tiên gây ra. Đây thực ra không phải là một vấn đề mới.

Chẳng hạn, vào tháng 5/2003, Mỹ yêu cầu phải có một chính sách cứng rắn đối với Triều Tiên, song Hàn Quốc lại chủ trương đưa ra cách tiếp cận thận trọng hơn. Điều này cho thấy những khác biệt giữa hai nước. Trong thời điểm rối ren đó, Hàn Quốc chỉ trích Mỹ lúc nào cũng chỉ theo đuổi các chính sách cứng rắn, còn Washington thì lên án Seoul đã tỏ ra quá hòa giải với Bình Nhưỡng. Kết quả là, Triều Tiên ở giữa được lợi từ sự bất hòa giữa Hàn Quốc và Mỹ. Tại cuộc gặp thượng đỉnh Trump - Moon lần này, có khả năng bất đồng gay gắt giữa hai nước về "nhận thức mối đe dọa" sẽ được nêu bật. 

ba rao can lien minh my han can vuot qua
Hải quân Mỹ - Hàn trong một cuộc tập trận trên biển. (Nguồn: Yonhap News)

Xây dựng lòng tin

Thứ ba là tình thế tiến thoái lưỡng nan của liên minh bất cân xứng Mỹ - Hàn, liên quan đến những vấn đề như an ninh/quyền tự trị hay chia sẻ gánh nặng. Nếu hai nước này bất đồng nhau về cách đối phó và kết nối lỏng lẻo, vậy thì liên minh này không thể phản ứng thích hợp với mối đe dọa chung Triều Tiên.

Chẳng hạn, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hàn năm 1993, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Kim Young-sam đã chỉ trích Mỹ có những hành động khiến Hàn Quốc mất lòng tin. Đặc biệt, ông Kim Young-sam bày tỏ thái độ bất bình trước việc Mỹ chỉ thông báo cho Hàn Quốc những chính sách đã rồi. Sau đó, năm 1994, Hàn Quốc lo ngại bị lôi kéo vào một cuộc không kích mà Mỹ lên kế hoạch nhằm vào Triều Tiên, và lo sợ sẽ bị gạt sang một bên trong cuộc đối thoại của Mỹ với Triều Tiên. Sau khi Hiệp ước Khung được ký kết, liên minh này lại trải qua những xung đột về việc chia sẻ gánh nặng chi phí, trong đó có chi phí cho một lò phản ứng nước nhẹ. Tất cả những điều này cuối cùng đã đem lại lợi ích cho Bình Nhưỡng, giúp họ có thời gian để phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của riêng mình. 

Chính vì những lẽ trên, Mỹ và Hàn Quốc hiện giờ cần phải xây dựng lại lòng tin với nhau, và đây là mục tiêu then chốt cần phải đạt được tại hội nghị thượng đỉnh lần này. Trước tiên, Hàn Quốc cần phải quan tâm đến những quan ngại của Mỹ bằng cách hiểu thấu đáo quan điểm của Washington về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) cũng như chính sách của Mỹ về Triều Tiên. Seoul nên sẵn sàng mặc cả, hy sinh ở một mức độ nhất định quyền tự trị của mình để đổi lấy việc đảm bảo an ninh quốc gia. Ngược lại, Mỹ cũng cần phải hiểu những quan ngại của đối tác (Hàn Quốc), chẳng hạn như nỗ lực duy trì quyền tự trị của Hàn Quốc, đồng thời phải tái đảm bảo với Hàn Quốc về quyết tâm hành động răn đe tăng cường.

Hàn Quốc đóng vai trò then chốt trong việc dập tắt mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và xử lý cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên. Đối với Mỹ, việc duy trì một đồng minh thân thiết như Hàn Quốc ở khu vực châu Á là cần thiết để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và duy trì sự hiện diện của của Mỹ tại châu Á. 

ba rao can lien minh my han can vuot qua Mỹ - Hàn bất đồng về chi phí của THAAD

Phía Mỹ muốn Hàn Quốc chi trả cho Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), trong khi Seoul tuyên bố ...

ba rao can lien minh my han can vuot qua Mỹ - Hàn diễn tập phá hủy vũ khí hóa học của Triều Tiên

Ngày 26/3, giới chức Hàn Quốc cho biết, quân đội nước này và Mỹ đã tiến hành một cuộc diễn tập chung với nội dung ...

ba rao can lien minh my han can vuot qua Mỹ - Hàn thận trọng, Trung Quốc kêu gọi đàm phán với Triều Tiên

Mỹ - Hàn tỏ ra thận trọng trước các động thái của Triều Tiên, trong khi Trung Quốc kêu gọi các bên đàm phán nhằm ...

(theo Washington Post)

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Pháp luôn coi trọng việc củng cố, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Việt Nam

Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện ...
Chuyện về kỷ vật của Bác Hồ tại chiến dịch Điện Biên Phủ

Chuyện về kỷ vật của Bác Hồ tại chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã đi qua, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn mãi mãi là một bản anh hùng ca về tinh thần, ý chí, bản lĩnh của con người ...
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để ...
Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (7/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa rào, giông rải rác, cục bộ có mưa to; phía Nam có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (7/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động