Nhỏ Bình thường Lớn

Bài văn khấn đi chùa cầu tài lộc, bình an chuẩn nhất 2024

Bài văn khấn khi đi chùa như thế nào cho chuẩn? Thứ tự hành lễ và sắm lễ dâng Phật như thế nào? Hãy cùng xem chi tiết và đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Văn khấn Tết 2024: Bài văn khấn đi chùa cầu tài lộc, bình an chuẩn nhất
Bài văn khấn đi chùa cầu tài lộc, bình an chuẩn nhất.

Người dân Việt Nam thường có tục lễ đi chùa vào mùng 1, ngày rằm hằng tháng hay các dịp lễ lớn. Khi đi chùa, người dân sẽ đến các tượng Phật để cầu bình an, may mắn.

Cách sắm lễ vật khi đi chùa

Khi đi chùa để khấn cầu bình an, tài lộc, bạn nên chuẩn bị lễ vật dâng bàn thờ tươm tất để tỏ lòng thành của mình. Một số lễ vật cơ bản khi đi chùa cần chuẩn bị như hoa tươi, hương, các loại trái cây tươi, xôi, chè…

Lưu ý: Không nên đặt tiền thật lên bàn thờ mà phải bỏ vào hòm công đức, không dâng lễ bằng các đồ mặn, rượu bia, thuốc lá, vàng mã hay tiền âm phủ.


Bài văn khấn Phật khi đi chùa chuẩn nhất

Thông thường, mọi người khi đi chùa đều đến các điểm đặt tượng Phật đến thắp hương và cầu nguyện sự bình an, sức khỏe cũng như gia đạo thuận hòa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khấn như thế nào là đúng. Hãy tham khảo mẫu văn khấn cổ truyền theo văn hóa người Việt dưới đây để áp dụng khi đi chùa nhé!

Bài văn khấn Phật

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con xin thành tâm cúi lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật cùng Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày........ tháng........ năm….

Tín chủ con tên đầy đủ là ...........

Ngụ tại.........

Cùng toàn thể đại gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa........ dâng nén tâm hương, dốc lòng xin kính lạy:

Đức Phật Thích Ca, Mười phương chư Phật, Đức Phật Di Đà, Quan âm Đại sỹ, Vô thượng Phật pháp và Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, si mê lầm lạc, nghiệp chướng nặng nề

Ngày nay, con đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, nguyện làm việc lành, không làm điều dữ, nguyện trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Hộ pháp Thiên thần, Thiên Long bát bộ, từ bi gia hộ. Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình thân không bệnh tật, tâm không phiền não, hàng ngày an quy làm việc thiện theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng mà cứu độ cho tất cả các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc dòng họ, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Tâm nguyện lòng thành, thành tâm kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Bài văn khấn Quan Thế âm Bồ Tát chi tiết nhất

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con xin thành tâm cúi lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật cùng Chư Phật mười phương.

Con thành tâm Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế âm Bồ Tát.

Con xin cúi kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con tên đầy đủ là……

Ngụ tại……

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…….tín chủ con bày tỏ lòng thành đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng các phẩm vật, ngũ thể đầu thành, hương hoa kim ngân tịnh tài, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.

Cúi xin ngài đức Đại sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt cho chúng con, như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, thiện nguyện nêu cao, lòng trần cầu ân thanh tịnh. Đước ánh từ quang soi tỏ, khiến tâm đạo khai hoa, nghiệp trần được nhẹ bớt, độ cho đệ tử con cùng gia quyến ba tháng Đông, chín tháng Hè có sức khỏe dồi dào, lộc tài vượng tiến, phúc thọ khang ninh, công việc hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm, vạn sự tốt lành.

Cầu gì cũng có, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ con có lễ bạc tâm thành, cúi xin được các ngài phù hộ đồ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)


Thứ tự hành lễ khi đi chùa như thế nào?

Dưới đây là thứ tự hành lễ khi đi chùa theo tập tục văn hóa người Việt Nam:

- Bước 1: Đầu tiên, bạn đặt lễ vật lên bàn thờ Đức ông và thắp vài nén hương.

- Bước 2: Sau đó, bạn đặt lễ lên hương án chánh điện, thắp đèn hương nhan. Sau đó, thỉnh 3 hồi chuông để làm lễ với chư Phật và Quan thế âm Bồ Tát.

- Bước 3: Thắp hương, khấn vái thành tâm tại các bàn thờ khác.

- Bước 4: Cuối cùng, hãy đến phòng tiếp khách để thăm hỏi các sư trong chùa.


Những nguyên tắc khi đi chùa

Khi muốn đi chùa để cầu bình an, bạn nên chú ý kiêng kỵ những điều dưới đây:

- Trước khi đi chùa, bạn không được quan hệ vợ chồng trong vòng 6 tiếng đồng hồ, giữ cho tâm thanh tịnh.

- Không mặc trang phục hở hang hay màu sắc sặc sỡ

- Không nên trang điểm đậm hay xịt nước hoa mùi nồng

- Phụ nữ đang có kinh không được đến những nơi chùa chiền

- Không nên chụp ảnh, quay phim tại chùa

- Đi vào chùa ở cửa bên phải và đi ra ở cửa bên trái, không đi chính giữa

- Không đùa giỡn, nói to tiếng ở nơi linh thiêng

Trên đây là những thông tin đầy đủ về cách sắm lễ, hành lễ và bài văn khấn đi chùa đúng cách. Chúc bạn và gia đình gặp nhiều bình an, may mắn trong năm mới.

Lưu ý: Thông tin bài viết mang tính tham khảo!

Bật mí cách hẹn giờ gửi tin nhắn chúc Tết đến bạn bè, người thân

Bật mí cách hẹn giờ gửi tin nhắn chúc Tết đến bạn bè, người thân

Với cách hẹn giờ gửi tin nhắn chúc Tết trên điện thoại, bạn có thể chủ động soạn sẵn lời chúc chỉn chu nhất rồi ...

Ngày Tết, mời khách một số loại hạt, quả mọng giàu dinh dưỡng, không lo tăng cân

Ngày Tết, mời khách một số loại hạt, quả mọng giàu dinh dưỡng, không lo tăng cân

Thay vì đổ đầy khay bánh kẹo Tết với các loại mứt ngọt, ô mai, năm nay, bạn có thể đón khách bằng các loại ...

Năm Thìn kể chuyện rồng tại Bảo tàng Hà Nội

Năm Thìn kể chuyện rồng tại Bảo tàng Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và mừng Xuân Giáp Thìn, Bảo tàng Hà ...

Đổi tiền mới lì xì Tết Nguyên đán 2024 để kiếm lời có vi phạm pháp luật không?

Đổi tiền mới lì xì Tết Nguyên đán 2024 để kiếm lời có vi phạm pháp luật không?

Xin cho tôi hỏi đổi tiền mới lì xì Tết Nguyên đán 2024 để kiếm lời có vi phạm pháp luật không? Mức phạt cho ...

Mẹo xử lý đúng cách hương bị tắt trên bàn thờ ngày Tết

Mẹo xử lý đúng cách hương bị tắt trên bàn thờ ngày Tết

Khi tiến hành thắp hương, các gia đình thường thấy xuất hiện tình trạng hương cháy một lúc rồi tắt hẳn mà không cháy hết ...