Nhỏ Bình thường Lớn

Bán đảo Triều Tiên: Quân sự là giải pháp cuối?

Việc Bình Nhưỡng tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) thứ hai càng làm tình hình an ninh - chính trị trên bán đảo Triều Tiên thêm căng thẳng.
TIN LIÊN QUAN
ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Trung Quốc khẳng định trách nhiệm của Mỹ - Triều Tiên tại Bình Nhưỡng
ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Hành trang giúp Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 29/7 tuyên bố nước này đã phóng thành công ICBM Hwasong-14 lần thứ hai. Tên lửa đã bay được 47 phút 12 giây, đạt độ cao 3.700 km, bay xa 998 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản. Fox News dẫn phân tích từ các chuyên gia cho rằng, ICBM của Triều Tiên có khả năng vươn tới các thành phố lớn của Mỹ như Los Angeles và Chicago. Vụ thử diễn ra trong bối cảnh cả Hàn Quốc và Triều Tiên đang có những hoạt động chào mừng 64 năm ngày ký kết thỏa thuận đình chiến cuộc Chiến tranh liên Triều ngày 27/7/1953.

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi
Ảnh vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục đia (ICBM) đêm ngày 28/7 do phía Triều Tiên cung cấp. (Nguồn: AP)

Động thái này của Bình Nhưỡng không chỉ chứng tỏ sự tiến bộ về công nghệ tên lửa của quốc gia này, đồng thời gây quan ngại sâu sắc về khả năng diễn ra một cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.

Cần hành động thiết thực

Sự cải thiện công nghệ tên lửa của Triều Tiên khiến cộng đồng quốc tế hết sức lo lắng. Ngày 31/7, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon tuyên bố vụ thử đã chạm tới điểm mà Hàn Quốc coi là “giới hạn đỏ”, đồng thời cảnh báo chính quyền của Chủ tịch Kim Jong-un đang khép lại các cơ hội đối với sáng kiến hòa bình của Seoul.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích vụ thử tên lửa của Triều Tiên là hành động “liều lĩnh và nguy hiểm”, có thể khiến quốc gia này bị “cô lập hơn nữa”. Người đứng đầu Nhà Trắng cho biết sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh của Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực. 

Dẫu vậy, bên cạnh những phản ứng gay gắt từ phía cộng đồng quốc tế, không ít người tỏ ra nghi ngờ về mối nguy hiểm từ phía Bình Nhưỡng. Điều này không phải không có cơ sở, khi bất chấp những tiến bộ vượt bậc, tên lửa của Triều Tiên vẫn chưa hoàn thiện về mặt kỹ thuật và khó có thể vượt qua Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Mỹ và Hàn Quốc đang lắp đặt.

Trả lời phỏng vấn PBS NewsHour, cựu Giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ) - ông Siegfried Hecker - nhận định Triều Tiên cần ít nhất 4 - 5 năm nữa để thực hiện một vụ tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Việc bắn thành công một tên lửa hạt nhân là không hề đơn giản, đặc biệt là đầu đạn cần chịu được những điều kiện khắc nghiệt trong quá trình phóng và tiếp đất.

Theo ông Hecker, những cuộc phóng thử tên lửa của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây là những thử nghiệm nhằm hoàn thiện hơn vũ khí chiến lược của mình. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đều cho rằng các nước liên quan, đặc biệt là Mỹ, cần có những hành động thiết thực để sớm hóa giải mối đe dọa từ Triều Tiên.

Sớm nối lại đàm phán

Nhận thức được tầm quan trọng của việc răn đe Triều Tiên, ngay sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa, Mỹ - Hàn Quốc đã ngay lập tức có hành động đáp trả. Hai nước đã tổ chức cuộc tập trận tên lửa dọc theo bờ biển phía Đông Hàn Quốc với sự tham gia của loại tên lửa Hyunmoo-2 có tầm bắn 300 km của Hàn Quốc và tên lửa ATACMS đất đối đất với tầm bắn tương tự của Mỹ. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn với Mỹ về việc triển khai thêm các bệ phóng thuộc THAAD của Mỹ tại nước này.

Nhưng hẳn là Mỹ và các nước lớn có liên quan đến vấn đề Triều Tiên cũng nhận ra rằng, sức mạnh quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng. Trong chiến tranh không có người chiến thắng, chỉ có kẻ thất bại. Áp lực về mặt quân sự chỉ trở nên hiệu quả khi đi cùng với các biện pháp ngoại giao thích hợp. Có lẽ đã đến lúc Washington và Bình Nhưỡng ngưng đe dọa lẫn nhau và ngồi vào bàn đàm phán.

Trong tuyên bố ngày 1/8, trái với những phát ngôn cứng rắn trước đó của Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã gây ngạc nhiên khi tuyên bố Washington không phải là kẻ thù của Bình Nhưỡng: “Mỹ không mong muốn thay đổi chế độ hoặc sự sụp đổ của chính quyền Triều Tiên. Mỹ không hướng tới việc đẩy nhanh quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên hay kiếm cớ cử quân đội tới biên giới Hàn Quốc”. Ông Tillerson cũng khẳng định mục tiêu của Washington là đối thoại với Triều Tiên. Theo ông, các áp lực về trừng phạt kinh tế hướng tới việc buộc Bình Nhưỡng ngồi lại vào bàn đàm phán.

Cùng quan điểm trên, John Park, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Harvard, cũng cho rằng tăng cường các biện pháp trừng phạt sẽ đánh mạnh vào khả năng sản xuất tên lửa của Bình Nhưỡng và buộc quốc gia này phải thay đổi chiến lược. Tuy nhiên, những nỗ lực trừng phạt của Mỹ và Liên hợp quốc sẽ vô nghĩa nếu như không có sự tham dự của Trung Quốc, bạn hàng và đối tác xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung đang tồn tại nhiều khác biệt, những lời chỉ trích và kêu gọi Bắc Kinh tham gia cấm vận Bình Nhưỡng của Tổng thống Trump vẫn chưa phát huy tác dụng.

Giáo sư Flynt Leverett, hiện giảng dạy tại Đại học bang Pennsylvania, người từng tham gia vào Hội đồng An ninh Quốc gia và Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng Washington cần ưu tiên cải thiện và đẩy mạnh quan hệ hợp tác cả về kinh tế lẫn an ninh với Bắc Kinh. Chỉ với những nỗ lực từ phía Mỹ và Trung Quốc, căng thẳng trên bán đảo ở Triều Tiên mới có thể hạ nhiệt.

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Vấn đề Triều Tiên: Giải pháp quân sự hay ngoại giao?

Cho đến khi tìm được một giải pháp chung hiệu quả nhất cho những động thái của Triều Tiên, các bên không nên tính đến ...

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Nga - Trung tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên

Ngày 20/7, Bộ Ngoại giao Nga  thông báo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Khổng Huyền Hựu đã ...

ban dao trieu tien quan su la giai phap cuoi Mỹ khẳng định có chung mục tiêu với Hàn Quốc trong vấn đề Triều Tiên

Ngày 18/7, Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Mỹ và Hàn Quốc có chung mục tiêu phi hạt nhân hóa Triều Tiên, trong bối cảnh ...

Hòa Bình

Tin cũ hơn

TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng' TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu? Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc bám đuổi nghẹt thở đến 'giờ G', ứng cử viên Kamala Harris đã bỏ phiếu?
Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel Chảo lửa Trung Đông: Iran thề chống ách áp bức đến cùng, tiết lộ điều sẽ ảnh hưởng đến đòn đáp Israel
Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk Tình hình Nga-Ukraine: Mỹ giúp Kiev lập 800 đội cơ động chống UAV, Nga kiểm soát thêm nhiều điểm dân cư quan trọng ở Donetsk
Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử' Xung đột Ukraine: Kiev phản ứng vì bị Google phơi bày bí mật, Czech cho phép 60 công dân tham chiến, Nga gọi 'án tử'
Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ Ảnh ấn tượng (28/10-3/11): Nga quyết duy trì lực lượng hạt nhân ở mức 'đủ', Triều Tiên nói sát cánh đến khi Moscow thắng, 'sục sôi' bầu cử Mỹ
Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử Bầu cử tổng thống Moldova: Nữ lãnh đạo thân phương Tây, có chủ trương gia nhập EU, tái đắc cử