TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam chính thức thông qua “hiệp định thế kỷ” CPTPP | |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh giải trình về 3 vấn đề lớn liên quan đến phê chuẩn CPTPP |
Quốc hội phê chuẩn Nghị quyết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (tên tiếng Anh là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, gọi tắt là Hiệp định CPTPP) được ký ngày 8/3/2018 tại thành phố Santiago, Cộng hòa Chile. Toàn văn Hiệp định CPTPP ghi tại Phụ lục 1 kèm theo nghị quyết này.
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. |
Nghị quyết nêu rõ, áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định CPTPP, trong đó áp dụng trực tiếp các quy định của Hiệp định CPTPP tại Phụ lục 2.
Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật tại Phụ lục 3 và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại; đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP và thông báo thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam.
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) Với 93,2% đại biểu tán thành, sáng nay (20/11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). |
Luật Cảnh sát biển góp phần tăng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ biển Với 467/468 đại biểu Quốc hội tán thành, chiếm 96,29%, Quốc hội đã thông qua Luật Cảnh sát biển tại Kỳ họp thứ 6, chiều ... |
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trồng trọt và Luật Chăn nuôi Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 19/11, với hơn 90% số phiếu tán thành, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông ... |