Bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á năm 2021 do Viện Lowy của Australia công bố. (Nguồn: Lowy) |
Dẫn đầu danh sách là Mỹ với 82,2 điểm, ở vị trí thứ hai là Trung Quốc với 74,6 điểm, Nhật Bản đứng thứ 3 (38,7). Ấn Độ với 37,7 điểm đã vượt qua Nga (33 điểm).
Ba quốc gia có điểm đánh giá tăng cao nhất trong năm là Mỹ (+0,6 điểm), Brunei và Sri Lanka. Quyền lực của Malaysia, Nhật Bản và Ấn Độ giảm sút nhiều hơn so với các quốc gia khác được nghiên cứu.
Nga mất 0,5 điểm trong năm qua, đồng thời, nước này đứng thứ hai về sức bền chống căng thẳng, thứ ba về tiềm lực quân sự, thứ tư về nguồn lực tương lai và ảnh hưởng ngoại giao.
Các nhà phân tích cũng đã tổng hợp xếp hạng đánh giá về chiến lược sử dụng các nguồn lực để mở rộng phạm vi ảnh hưởng riêng. Trên bình diện này, Nhật Bản dẫn đầu, còn Nga đứng áp chót. Các tác giả cho rằng, sở dĩ như vậy là bởi vị trí địa lý của Nga nằm ở ngoại vi châu Á.
Bảng xếp hạng Chỉ số quyền lực châu Á được công bố từ năm 2018. Khi biên soạn, các tác giả so sánh các quốc gia theo 131 chỉ số trong 8 lĩnh vực: tiềm lực quân sự, mạng lưới quốc phòng, tiềm lực kinh tế, quan hệ kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao, ảnh hưởng văn hóa, sức bền chống căng thẳng, nguồn lực tương lai.
Phần lớn các chỉ số do các chuyên gia đánh giá một cách độc lập, cũng tính đến những bảng xếp hạng quốc tế khác nhau để tham khảo.
| Biển Đông: Tăng cường sự minh bạch thông qua công nghệ viễn thám Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ viễn thám trở thành vấn đề mới nổi, cần được quan tâm và đầu tư ... |
| Biển, đảo Việt Nam và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong ... |