Sắc lệnh dự kiến sẽ nhắm đến những nguồn vốn cổ phần tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư liên doanh của Mỹ tại Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. (Nguồn: ABC News) |
Theo nguồn tin, mục tiêu của sắc lệnh là ngăn chặn nguồn vốn và kỹ thuật của Mỹ giúp đẩy nhanh sự phát triển của các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Tin liên quan |
Bất chấp ‘vũ khí’ trừng phạt kinh tế, Nga còn lâu mới bị cô lập, đây là lý do khiến phương Tây ‘mắc cạn’ |
Sắc lệnh dự kiến sẽ nhắm đến những nguồn vốn cổ phần tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư liên doanh của Mỹ tại Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Hầu hết các khoản đầu tư bị chế tài phải thông báo cho chính phủ Mỹ, trong khi một số khoản đầu tư khác bị cấm hoàn toàn.
Ông Cordell Hull, cựu quan chức Bộ Thương mại Mỹ, nhận định: “Sắc lệnh này sẽ lấp đầy lỗ hỗng trong các cơ chế hiện có. Mỹ đã có các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ, hoặc cấm nước ngoài đầu tư vào các ngành kỹ thuật nội địa nhạy cảm.
Sắc lệnh này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách về tài trợ và bí quyết công nghệ, đồng thời giúp chính phủ liên bang giám sát các dòng vốn vào mảng công nghệ”.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng, những khoản đầu tư bị hạn chế dự kiến nhằm đánh giá các quy định kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc do Bộ Thương mại Mỹ ban hành hồi tháng 10/2022.
Theo các nguồn tin, các quy định dự kiến sẽ không có hiệu lực ngay lập tức và chính quyền sẽ lắng nghe các ý kiến đóng góp đối với các đề xuất.
Chính phủ Mỹ đã tiến hành trao đổi với các bên liên quan và tham khảo ý kiến các đồng minh. Vấn đề này cũng được nêu ra trong chuyến đi gần đây của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen tới Trung Quốc.
Cựu quan chức liên bang từng làm việc về chính sách đầu tư vào Trung Quốc Emily Kilcrease cho biết, Washington cũng đang cố gắng xác định những gì được coi là trí tuệ nhân tạo và kiểm soát các khoản đầu tư nước ngoài của các công ty và người dân Mỹ.
Bà mô tả sắc lệnh này là một bước quan trọng trong việc thiết lập một hệ thống giám sát giúp Mỹ sàng lọc các giao dịch đến các quốc gia có liên quan. Trước khi ban hành sắc lệnh, Washington cũng chuẩn bị cho sự trả đũa của Bắc Kinh.
Người phát ngôn Nhà Trắng từ chối yêu cầu bình luận của giới truyền thông về thông tin trên.
| Vụ đốt kinh Quran: Na Uy theo dõi chặt tình hình an ninh ở 2 nước láng giềng này, tuyên bố sẵn sàng hành động nếu cần Cơ quan an ninh cảnh sát Na Uy chịu trách nhiệm đánh giá mối đe dọa khủng bố trong nước và phối hợp hành động ... |
| Vụ đốt kinh Quran: Ai Cập lên án mạnh mẽ, Đan Mạch nói sự việc đáng tiếc Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry tái khẳng định sự lên án mạnh mẽ của Cairo đối với việc đốt kinh Quran, nhấn mạnh rằng những ... |
| Tổng thống Putin ký luật mới, nhà đầu tư từ quốc gia không thân thiện ‘hết cửa’ kiếm tiền tại Nga Hãng thông tấn RIA ngày 4/8 đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành luật cho phép cấm các nhà đầu tư từ ... |
| Tình hình Ukraine: Kiev ‘nhắn nhủ’ phương Tây, nói về ưu tiên hàng đầu; Nga nêu thiệt hại của VSU trong cuộc phản công Ngày 4/8, Ukraine đã phát hành các mẫu tem có in hình chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, khẳng định Kiev rất cần các đồng ... |
| Bất động sản mới nhất: 3 vấn đề lớn ‘cản’ thị trường, đất nền dần về giá trị thực, loạt dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ Giá đất nền và biệt thự đồng loạt giảm, chủ tịch công ty địa ốc nêu 3 vấn đề của thị trường, điểm danh 6 ... |