Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Anh: Việt Nam - 'con hổ kinh tế' mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ

"Chỉ hai thập niên trước, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này là một trung tâm thịnh vượng của khu vực với dư địa lớn để phát triển hơn nữa".
Báo Anh chỉ ra tiềm năng phát triển của Việt Nam
Bài phân tích gần đây trên trang moneyweek.com về triển vọng kinh tế Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình)

Dư địa phát triển rất lớn

Một bài viết gần đây trên trang moneyweek.com (chuyên về phân tích đầu tư của Anh) với tựa đề "Việt Nam, con hổ kinh tế mới của châu Á, đang phát triển mạnh mẽ, nhà đầu tư lưu ý" đã khẳng định Việt Nam hiện là một trung tâm thịnh vượng trong khu vực với nhiều tiềm năng phát triển và được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Mở đầu bài phân tích, tác giả viết: "Chỉ hai thập niên trước, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Giờ đây, đất nước này là một trung tâm thịnh vượng của khu vực với dư địa lớn để phát triển hơn nữa".

Tin liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế Đổi mới sáng tạo là chìa khóa dẫn tới thành công của mọi thành tố trong nền kinh tế

Bài viết đã chỉ ra rằng, Việt Nam thống lĩnh trong lĩnh vực điện thoại thông minh, phần lớn là nhờ khoản đầu tư khổng lồ của tập đoàn Samsung. Việt Nam đang có kế hoạch chuyển dịch từ ngành dệt may và lắp ráp “thâm dụng lao động” sang các lĩnh vực có lợi nhuận cao như chất bán dẫn.

Điều này đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến Việt Nam trước áp lực ngày càng lớn trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, bài viết đề cập lợi thế thị trường cận biên của Việt Nam. Theo đó, nền kinh tế đang bùng nổ này đã được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý nhưng chưa nhiều bởi Việt Nam vẫn chưa được công ty tài chính MSCI của Mỹ phân loại là thị trường mới nổi (EM) mà hiện vẫn chỉ là “thị trường cận biên”.

Điều này khiến cổ phiếu của Việt Nam xếp ngang hàng với cổ phiếu của Benin, Kazakhstan và Serbia. Trong trường hợp Việt Nam được thăng hạng thành EM, các quỹ theo dõi chỉ số EM chuẩn sẽ đổ vốn mạnh vào Việt Nam, và nhờ đó sẽ đẩy giá trị cổ phiếu trong nước, ước tính khoảng 5-8 tỷ USD, lên cao.

Cổ phiếu của Việt Nam là thành tố lớn nhất trong thị trường cận biên và nhiều năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đánh cược rằng, việc thăng hạng chỉ là vấn đề thời gian.

Theo bài viết, thị trường chứng khoán cũng là một trong những khía cạnh mà các nhà đầu tư cần lưu ý. Việt Nam ghi nhận mức lạm phát thấp hơn so với nhiều nền kinh tế phương Tây. Điều này cho phép Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2023, khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô vào thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với gửi tiền ở ngân hàng.

Tác giả bài viết nhận định, đối với các nhà đầu tư, sự biến động của thị trường chứng khoán trong nước có nghĩa là Việt Nam chưa phải là quốc gia quan trọng trong danh mục đầu tư, nhưng vẫn đáng để quan tâm.

Trong trường hợp được nâng hạng, cổ phiếu của Việt Nam sẽ có lực đẩy mạnh. Ngay cả khi là thị trường cận biên, Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn.

Hoàn toàn lạc quan trước mục tiêu năm 2045

Bài viết dẫn lại một báo cáo của Viện Brookings, tổ chức tư vấn của Mỹ, lưu ý rằng “để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình ít nhất 7% trong 25 năm tới”. Điều này không phải là dễ dàng. Mức lương thấp của Việt Nam là điểm thu hút chính đối với nhà đầu tư, nhưng lợi thế đó không thể tồn tại mãi nếu mục tiêu cuối cùng là một xã hội giàu có hơn.

Tuy nhiên, cũng có những lý do để lạc quan về mục tiêu nêu trên. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn ở mức 4.000 USD. Con số này chưa bằng 1/3 mức trung bình toàn cầu, do đó vẫn còn nhiều cơ hội để “bắt kịp” tăng trưởng trước khi nguy cơ về bẫy thu nhập trung bình có thể xảy ra.

Theo bài viết, hiện nay, nhiều quốc gia nhận thấy con đường đạt đến mức thu nhập cao bị cản trở bởi nguồn nhân lực có trình độ thấp khiến lực lượng lao động bị bó buộc vào những công việc nhàm chán trong nhà máy. Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam chi nhiều hơn đáng kể cho giáo dục tính theo phần trăm GDP so với nhiều quốc gia.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), số năm đi học trung bình của người Việt Nam dài thứ hai ở Đông Nam Á, chỉ sau Singapore. Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam cao nhất trong số các nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lực lượng lao động có trình độ học vấn và kinh doanh của Việt Nam đang được trang bị tốt để đảm bảo cho lộ trình phát triển của đất nước.

Tờ báo Anh cho rằng, Việt Nam được mệnh danh là con hổ châu Á mới, gợi nhớ đến sự phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore trong nửa sau thế kỷ XX. Các nhà đầu tư Việt Nam chắc chắn hy vọng rằng đất nước có thể noi gương những "con hổ" trước đó để vào nhóm thu nhập cao, được WB định nghĩa là những quốc gia có tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trên 13.845 USD.

Tác giả bài viết cũng đưa ra một lưu ý cho Việt Nam rằng, cần nhìn vào kinh tế của các nước láng giềng gần gũi ở Đông Nam Á để rút ra bài học. Trong những năm 1990, Thái Lan và Malaysia có mức tăng trưởng ấn tượng nhưng phải vật lộn để lấy lại đà cũ trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Do vậy, con đường để đạt được mục tiêu sẽ không dễ dàng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phát huy sức mạnh của đoàn viên, thanh niên

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phát huy sức mạnh của đoàn viên, thanh niên

Sau gần 5 năm thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của ...

Cựu Bộ trưởng Ấn Độ: Việt Nam đang ở thời điểm thuận lợi để phát triển kinh tế xanh

Cựu Bộ trưởng Ấn Độ: Việt Nam đang ở thời điểm thuận lợi để phát triển kinh tế xanh

Cựu Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ Suresh Prabhu chia sẻ với Báo Thế giới & Việt Nam về tiềm năng, cơ ...

Chủ tịch nước: Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế

Chủ tịch nước: Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển kinh tế

Chiều 18/10, Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và con đường (BRF) lần thứ ba tiếp tục diễn ra tại thủ ...

Tạo xung lực mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam-Argentina sang giai đoạn phát triển tươi đẹp mới

Tạo xung lực mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam-Argentina sang giai đoạn phát triển tươi đẹp mới

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Argentina (25/10/1973-25/10/2023), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài ...

Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ phát triển kinh tế biển

Việt Nam đề nghị EU hỗ trợ phát triển kinh tế biển

Hai bên đánh giá quan hệ Việt Nam - EU thời gian gần đây phát triển tích cực, thể hiện qua trao đổi đoàn, tiếp ...

(theo moneyweek.com)