Nhỏ Bình thường Lớn

Gian lận thi cử: Sẽ tạo sản phẩm lỗi trong tương lai?

Tiền mua điểm cao liệu có thể mua cho con được một tương lai tốt nhất? Có nên không khi chúng ta ép con trẻ vào bi kịch thi cử?  
TIN LIÊN QUAN
gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai Gian lận thi cử ở Hà Giang: Khi cha mẹ đẩy con mình vào bi kịch
gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai ​Tuyết ảnh hưởng đến giao thông và mùa thi cử tại Nhật Bản

Tôi có sự khác biệt trong suy nghĩ và quan niệm về điểm số, nên trong số đông, tôi thường có “một giọng”, “lạc hẳn đường”… Bởi vậy, mỗi khi nói chuyện về điểm số và học hành của con ở trường, các con còn bảo tôi là: “Người mẹ lạ lùng nhất thế gian”.

Nhưng tôi nhận ra, mình đã đúng khi không chuộng thành tích mà định hướng con theo năng lực để con được là chính mình.

Tôi là "người mẹ lạ lùng nhất thế gian"

Trong khi những người mẹ khác chỉ quan tâm tới chuyện điểm số, chuyện học thêm, chuyện lò nào tốt, thầy nào giỏi để cho con vào học, tính từng giờ từng phút khớp với các “lò” để con có thể chạy sô học thêm… thì tôi ngồi lặng im lắng nghe. Đơn giản vì từ ngày các con đi học, chưa bao giờ tôi quan tâm và đề cao điểm số.

Mỗi lần các con từ trường về, câu đầu tiên tôi hỏi thường là “hôm nay ở trường có vui không con?” hoặc “bài hôm nay có dễ hiểu không con, con hiểu bài chứ?”. Nhiều hôm, chính hai anh em còn phải hỏi: “mẹ ơi, con có bài kiểm tra đấy, mẹ có muốn biết điểm của con không?”.

Lâu dần, như thành thói quen, các con không còn hỏi mẹ có muốn biết điểm không nữa, vì tôi thường sẽ nói: “mẹ chỉ cần biết con có hiểu bài không, bao nhiêu điểm không quan trọng”.

Thực tế, chuyện học của trẻ thời nay có quá nhiều gian truân. Tôi được biết, không ít đứa trẻ học từ sáng đến chiều, 6 giờ sáng ra khỏi nhà, 5 giờ chiều mới về đến cửa, sau đấy lại kè kè bên chiếc bàn để làm bài tập. Tôi cũng nhìn thấy nhiều gia đình đánh vật với chuyện học của con, đau đầu để tìm các trung tâm những mong con sẽ có thành tích vượt trội.

gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai
Các con cần được vừa học vừa chơi để phát triển kỹ năng. (Ảnh: Hà Anh Thu)

Tôi hiểu, áp lực ở trường, khối lượng bài vở là quá lớn. Nếu thêm cả áp lực và đòi hỏi từ phía cha mẹ nữa, liệu con trẻ sẽ ra sao? Nhiều trẻ thậm chí không có thời gian giải trí, không có thời gian chơi thể thao, giao lưu với thế giới xung quanh. Biến con thành "gà công nghiệp" như thế thì quá dễ. Trẻ em thời hiện đại có tuổi thơ không?, ngoài sách vở, thành tích và áp lực.

Tôi luôn tâm niệm và luôn để con được học, được chơi một cách tự nhiên. Bởi thế, tôi không ép con đi học thêm, cũng không cần con phải giỏi. Vì thế, con không phải chạy đua vào trường chuyên trường điểm, chỉ cần hiểu bài, áp dụng được vào thực tế là được. Bài nào khó, con có thể chủ động lên mạng tra cứu, tự tìm hiểu. Từ quan điểm ấy, tôi tạo cho hai con môi trường học hành khá thoải mái. Nhờ vậy, các con tiếp thu bài trên lớp có phần thong dong hơn, dễ thấm hơn là cứ phải ép vào học lấy điểm cho bố mẹ.

Cứ thế, hai con tự học là chính, bố mẹ chỉ ghé qua, ngó cái rồi đi ra, thi thoảng có nói một câu “phải hiểu bài con nhé”! Tối tối, mỗi con chỉ mất 1 hoặc 2 tiếng làm bài về nhà, thời gian còn lại được chơi, được xem tivi, đi tham gia các câu lạc bộ. Cuối tuần các con vẫn có ngày nghỉ đi xem phim, gặp gỡ bạn bè cùng với bố mẹ.

Con trai đầu của tôi học văn hóa không giỏi bằng em gái nhưng lại có năng khiếu âm nhạc rất tốt. Vì vậy, tôi càng không đặt nặng điểm số hay thành tích của con. Có một thời gian con đã từng rất tự ti với các bạn trong lớp. Con chủ động xin mẹ cho đi học thêm môn Toán - vốn là môn con yếu nhất.

Một thầy giáo (đã từng dạy con) nói với cô giáo dạy thêm là: “dạy cho cậu này rất vất vả vì cậu ấy mất căn bản rồi”. Khi nghe cô giáo dạy thêm kể vậy, con rất buồn. Con thắc mắc là tại sao thầy lại nói thế? Nếu con mất căn bản thì thầy cô càng phải dạy nhiều và giúp đỡ hơn chứ? Lúc đó, tôi đã khá sốc. Tôi đến gặp cô giáo, chia sẻ chân thành để cô cũng không bị áp lực là gia đình cần con phải giỏi, phải khá, phải có điểm cao.

Tôi luôn tâm niệm, con chậm mảng này thì sẽ phát triển mảng khác, quan trọng là bố mẹ phát hiện ra sao để giúp đỡ con tìm thấy thế mạnh của mình mới có cách giải quyết. Quả thật, khi chuyển qua học trường Nhạc, con đã thể hiện năng khiếu vượt trội và đạt danh hiệu thủ khoa ngay năm đầu tiên. Chưa kể, con còn tự học tiếng Anh (không qua bất cứ trung tâm nào) và đạt được một số danh hiệu cao về hùng biện tiếng Anh. Cũng từ những giải thưởng đó đã giúp con tự tin hơn, như trở thành người khác hẳn.

Nhờ định hướng từ trước cho con và cũng không đặt nặng chuyện thành tích, nên bản thân các con cũng ý thức được rằng, điểm số không làm nên con người của con. Điểm số cũng không mua được tương lai của con, quan trọng là những gì con hiểu mới, con nhận được mới giúp ích cho con sau này.       

Nhiều trẻ đang lâm vào bi kịch thi cử

Tôi có đứa cháu, dù đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn khủng hoảng kỹ năng sống. Trong suốt thời gian cắp sách đến trường, cháu mải miết học, học suốt ngày đêm, học cuối tuần và cả “học kỳ 3”. Đến cả việc thi trường nào, ngành gì cũng đều do cha mẹ quyết định. Không có chính kiến, thiếu kỹ năng cùng với lối sống chây ì, thiếu tự lập nên dù cầm trong tay tấm bằng đẹp, cháu vẫn thất nghiệp. Chỉ đến khi được gia đình mua cho "tấm vé" việc làm, cháu mới thoát cảnh “đắp chiếu tấm bằng”.

gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai
Hãy để con được khám phá và được là chính mình. (Nguồn: giáo dục)

Từ câu chuyện buồn trong ngành giáo dục những năm qua, chuyện sính thành tích, chuộng trường chuyên lớp chọn, có lúc khiến phụ huynh như lâm vào ma trận. Đỉnh điểm là câu chuyện gian lận thi cử trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở một số tỉnh thành mới đây. Người ta bức xúc khi điểm thi của thí sinh được gian lận và đẩy lên tới 29 điểm so với điểm thật. Nếu như những sự việc này không bị “bóc mẽ”, hẳn xã hội lại có thêm những “sản phẩm lỗi” - là những kỹ sư, bác sĩ "lỗi" trong tương lai.

Năm nào cũng vậy, trên các diễn đàn, cha mẹ kêu ca chương trình học nặng nề, muốn ngành giáo dục giảm tải. Thế nhưng nhìn lại, bản thân phụ huynh đã thực sự yên tâm khi không cho con đi học thêm? Hay chính chúng ta vì khao khát danh hiệu nên đã đẩy các con vào cuộc chiến không hồi kết?

Tôi không biết rồi, những đứa trẻ được “thổi” điểm ấy ở các địa phương trong thời gian qua trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018, sẽ bước vào tương lai thế nào? Những kỳ thi sát hạch của các em có sự nhúng tay của người lớn có khiến các em hạnh phúc?

Liệu các em sẽ nhận được những giá trị gì sau sự cố ấy? Các em đã vướng vào bi kịch mang tên dối trá, liệu các em có thể trưởng thành?

                                                                                                 Biên kịch Hà Anh Thu

gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai

“Phá kén” để vươn ra thế giới

Bước vào mùa thứ 7, Chương trình Trại hè “Trẻ em sáng tạo” với chủ đề “Phá kén” đã được tổ chức dành cho các ...

gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai

Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia

Nhìn từ kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tôi nhận thấy chúng ta đã đạt được khá nhiều thành công.

gian lan thi cu se tao san pham loi trong tuong lai

Giáo dục: Đồng tiền liệu có đi liền chất lượng?

Không phải ngẫu nhiên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lại nhận được nhiều ý kiến chất vấn nhất tại kỳ họp thứ 5 ...