Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron

Minh Anh
Bạo loạn ở nước Pháp hiện đang bước sang ngày thứ bảy liên tiếp. Giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được khôi phục hoàn toàn trong những ngày tới, tình trạng bất ổn dân sự chắc chắn sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Và lần này, Tổng thống Emmanuel Macron có rất ít cơ hội để “chữa cháy” bằng một đợt chi tiêu bổ sung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bạo loạn ở Pháp: khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron. (Nguồn: Getty Images)
Bạo loạn ở Pháp: Nền kinh tế nợ nần - khe cửa hẹp cho Tổng thống Macron. (Nguồn: Getty Images)

Trong cuộc bạo loạn lần này, hàng ngàn người đã bị bắt giữ, ước tính có khoảng 6.000 ô tô đã bị đốt cháy hoặc phá hủy, vô số cửa hàng đã bị cướp hoặc đập phá.

Biểu tình đã trở thành một món "đặc sản" của người Pháp, nó xảy ra như cơm bữa, từ những chuyện nho nhỏ cho đến những vấn đề quốc gia đại sự. Chính những người Pháp cũng hài hước thừa nhận "chúng tôi là những nhà vô địch biểu tình".

Các trang web du lịch tại Pháp hay du học sinh đều có thêm mục khuyến cáo mọi người có sự chuẩn bị về tinh thần hay phương án dự phòng cho những tình huống xấu có thể bất tình lình xảy ra.

Theo Giáo sư Sử học Michel Pigenet, bạo lực trong biểu tình vốn không phải là một truyền thống đặc trưng của người Pháp, nhưng ông nhận thấy, bạo lực trong biểu tình cứ tiếp tục tăng, ngày càng nguy hiểm kể từ năm 2000.

Tin liên quan
Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã Bạo loạn ở Pháp: Lời cảnh báo nghiệt ngã

Nỗi buồn nước Pháp

Nếu như những cuộc biểu tình sau cái chết của cậu thiếu niên Nahel M. bộc lộ một xã hội Pháp còn nhiều bất ổn, thì hàng trăm cuộc biểu tình kèm bạo loạn mấy tháng đầu năm 2023 chống lại luật tăng tuổi hưu lên 64 tuổi lại cho thấy một nước Pháp phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế.

Nền kinh tế thứ hai châu Âu đang ngập trong nợ nần. Tất nhiên, cuộc bạo loạn sẽ không khiến nền kinh tế nước này phá sản, nhưng đây chính là một thời điểm có tính bước ngoặt.

Vẫn cần thời gian để xem liệu các cuộc bạo loạn tồi tệ nhất bao lâu có thể lắng xuống, hay bạo lực có nguy cơ quay trở lại hay không, như những gì người Pháp từng chứng kiến hồi năm 2005. Tuy nhiên, có một điểm chắc chắn và rõ ràng là bom xăng và “cocktail Molotov” đang và còn gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế Pháp.

Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, vào lúc cao điểm, 1.500 chiếc ô tô đã bị đốt cháy mỗi đêm. Ngay cả vào một ngày Chủ nhật “yên tĩnh”, số xe bị phá hoại vẫn lên tới hàng trăm. Ước tính có khoảng 500 tòa nhà đã bị đốt phá vào đêm ngày thứ Năm vừa qua.

Ước tính ban đầu từ các công ty bảo hiểm cho thấy, thiệt hại có thể lên tới 100 triệu Euro. Nhưng tất nhiên, “hóa đơn” tổng thể cuối cùng sẽ cao hơn nhiều. Các cửa hàng đã phải đóng cửa suốt cuối tuần qua, kể cả dọc theo đại lộ Champs-Élysées.

Lệnh giới nghiêm ban đêm và hạn chế đi lại sẽ gây thiệt hại lớn cho hoạt động kinh doanh nhà hàng. Và ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh, chính phủ đã ban hành các tư vấn du lịch, cảnh báo du khách về du lịch Pháp trong cao điểm Hè này.

Điều này đáng chú ý, Pháp vốn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, nơi du lịch chiếm tới 10% GDP. “Tổng chi phí” của tình trạng bất ổn hiện tại sẽ phụ thuộc vào thời gian bạo loạn sẽ còn kéo dài bao lâu, thời gian càng dài mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn.

Một nền kinh tế không còn bền vững

Trong quá khứ, các chính phủ Pháp đã “mua chuộc” các cuộc bạo lực dân sự bằng cách tăng chi tiêu công. Sau ba tuần bạo loạn vào năm 2005, lúc đỉnh điểm, cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy khi đó đã hứa hẹn một “Kế hoạch Marshall” cho các vùng ngoại ô, với hàng tỉ USD cam kết hướng tới nhà ở và giao thông tốt hơn.

Sau các cuộc biểu tình “gilets jaunes” (biểu tình áo vàng) vào năm 2019, Tổng thống Macron đã cắt giảm thuế nhiên liệu và tăng thêm trợ cấp để làm giảm bức xúc của những người biểu tình chủ yếu ở vùng nông thôn.

Giới quan sát dự đoán rằng, trong những ngày tới, có lẽ chúng ta có thể mong đợi được nghe về một số cam kết chi tiêu lớn để “khắc phục” cuộc khủng hoảng.

Nhưng vấn đề là, Paris đang bế tắc khi tìm lối thoát khỏi thảm họa này. Trong thập kỷ qua, tình hình tài chính của họ đã xấu đi đáng kể. Vương quốc Anh có thể đang ở trong tình trạng khó khăn, nhưng vị thế của Pháp thậm chí còn tồi tệ hơn. Tổng tỷ lệ nợ trên GDP của Pháp đã đạt 112% GDP, so với 100% ở Anh và 67% ở Đức. Hơn nữa, điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong phần còn lại của thập kỷ.

Thâm hụt ngân sách được dự báo sẽ đạt 4,7% GDP trong năm nay, ngay cả khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch Covid-19 và dự kiến sẽ đạt 4,4% GDP vào năm tới.

Kinh tế Pháp đang tồn tại một trong những thâm hụt cơ cấu lớn nhất trong thế giới phát triển. Chi tiêu nhà nước đã tiêu tốn gần 60% GDP và với tỷ lệ thuế trên GDP là 45%, Pháp đang đứng thứ hai trong số các quốc gia OECD về số tiền mà chính phủ trích ra khỏi nền kinh tế.

Tin liên quan
Bạo loạn ở Pháp tác động thế nào đến nền kinh tế? Bạo loạn ở Pháp tác động thế nào đến nền kinh tế?

Không có cơ hội để tăng thuế, cũng như không thể hy vọng vay nhiều hơn nữa. Pháp đã vượt qua Italy để trở thành con nợ quốc gia lớn thứ ba trên thế giới – ít nhất được đo bằng số tiền nợ thay vì tỷ lệ phần trăm sản lượng – và chỉ xếp sau các nền kinh tế lớn hơn nhiều là Mỹ và Nhật Bản.

Các cơ quan xếp hạng cũng đã tỏ ra lo lắng về mức nợ nần đang tăng lên ở Pháp. Vào tháng 5, Cơ quan xếp hạng tài chính Fitch đã hạ bậc nợ của Pháp xuống mức "AA-". “Bế tắc chính trị và các phong trào xã hội (đôi khi bạo lực) gây rủi ro cho chương trình cải cách của Tổng thống Macron và có thể tạo áp lực cho một chính sách tài khóa mở rộng hơn hoặc có nguy cơ làm đảo ngược các cải cách trước đó”, cơ quan này lưu ý.

Tổng thống Macron gần như đã thành công trong việc cải cách lương hưu. Dù hàng trăm cuộc biểu tình đã nổ ra, cuối cùng Paris vẫn phải cắn răng chốt tuổi về hưu chính thức lên 64, bằng cách sử dụng đặc quyền Hiến pháp (điều 49.3) cho phép thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Hạ viện và cuối năm nay sẽ bắt đầu áp dụng.

Nhưng hiện giờ, chính quyền của ông đang gặp nhiều khó khăn trong cách phản ứng với các cuộc bạo loạn kéo dài từ cuối tuần trước.

Giới phân tích bình luận, không giống với các đời Tổng thống tiền nhiệm, Tổng thống Macron không thể đối phó với một ngày cuối tuần đầy bạo loạn bằng một loạt chi tiêu bổ sung mới. Bởi, ông không cón không gian tài chính để làm việc đó.

Thậm chí, ông đang có ý định cắt giảm chi tiêu trong vài năm tới để cố gắng giảm bớt tình trạng hiện tại và đưa ngân sách trở lại cân bằng. Nhưng điều đó được cho là sẽ chỉ làm cho các vấn đề ở những khu vực thiếu thốn nhất trở nên tồi tệ hơn.

Bạo loạn, đốt phá và bất ổn đang đè nặng và còn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Pháp, đồng thời tạo ra nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, vào đúng thời điểm rất khó khăn của chính phủ Tổng thống Macron.

Có thể mọi thứ tồi tệ nhất không xảy ra trong tháng này hoặc sáu tháng tới – nhưng bạo loạn đã phơi bày một nền kinh tế Pháp đã trở nên không bền vững, cần phải có những cải cách có tính bước ngoặt.

Giá vàng hôm nay 5/7/2023: Giá vàng thoát khỏi một đợt bán tháo, khó trượt khỏi ngưỡng 1.900 USD, nhưng cũng không thể bứt phá?

Giá vàng hôm nay 5/7/2023: Giá vàng thoát khỏi một đợt bán tháo, khó trượt khỏi ngưỡng 1.900 USD, nhưng cũng không thể bứt phá?

Giá vàng hôm nay 5/7/2023 sau khi kiểm tra mức 1.900 USD/ounce, đã vượt lên "tự cứu mình" khỏi một đợt bán tháo đáng kể ...

Giá cà phê hôm nay 5/7/2023: Giá cà phê robusta điều chỉnh giảm nhẹ, giao dịch kém hiếm thấy, Brazil đẩy mạnh xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 5/7/2023: Giá cà phê robusta điều chỉnh giảm nhẹ, giao dịch kém hiếm thấy, Brazil đẩy mạnh xuất khẩu

Nguồn cung cà phê robusta đang được bổ sung, khi xuất khẩu cà phê robusta dạng hạt của Indonesia trong tháng 5 đạt 13.618 tấn, ...

Bạo loạn ở Pháp: Bất ổn lan sang Thụy Sỹ, mẹ của thiếu niên gốc Phi lên tiếng

Bạo loạn ở Pháp: Bất ổn lan sang Thụy Sỹ, mẹ của thiếu niên gốc Phi lên tiếng

Tình hình bạo loạn ở Pháp trong ngày 2/7 đã có dấu hiệu thuyên giảm, song vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn và nguy cơ ...

Một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Phi đề nghị gia nhập BRICS

Một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Phi đề nghị gia nhập BRICS

Ngày 29/6, Bộ Ngoại giao Ethiopia cho biết, Ethiopia, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Phi, đề nghị gia nhập ...

Dùng 'đòn độc' với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?

Dùng 'đòn độc' với Nga, tấn công đối thủ bằng chiến tranh thương mại, phương Tây đang dựng lên một NATO kinh tế?

Đối mặt với những thách thức do Trung Quốc và Nga đặt ra - hai nước đang tìm cách thay đổi trật tự hiện có ...

(theo Telegraph, Moroccoworldnews)

Đọc thêm

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift giữ vị trí quán quân tuần thứ 2 trên bàng xếp hạng Billboard 200

Taylor Swift ghi dấu ấn với 'The Tortured Poets Department' khi album giữ vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong tuần thứ 2.
Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Champions League: Xem trực tiếp 'trận đấu trong mơ' Real Madrid và Bayern Munich trên kênh nào?

Trận cầu tâm điểm của bóng đá thế giới vào sáng 9/5 chính là màn so tài giữa Real Madrid và Bayern Munich tại bán kết Champions League 2023/24.
Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Đỗ Thị Hà phản hồi thông tin sắp cưới chồng thiếu gia

Hoa hậu Việt Nam 2020 Đỗ Thị Hà lần đầu lên tiếng về tin sắp lấy chồng, đã chụp ảnh cưới với một thiếu gia.
Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa của Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Vạc giữ lửa Thế vận hội Olympic 2024 đúc từ thép không gỉ và nhôm, hình tròn nặng 95kg được thắp sáng lần đầu tiên tại thành phố Marseille.
Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Ukraine: Phá tan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky, ai sẽ 'thắng' trong cuộc chạy đua viện trợ F-16?

Cơ quan An ninh Ukraine đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan âm mưu ám sát Tổng thống Zelensky và các quan chức cấp cao
Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Quan chức G7 thừa nhận không còn bàn đến vấn đề tịch thu tài sản Nga; IMF lên tiếng nhắc nhở

Phó Tổng giám đốc điều hành IMF nhắc nhở các nước phương Tây về kế hoạch sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ Ukraine.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế chuyên ngành văn phòng phẩm lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam

Triển lãm Quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2024) sẽ diễn ra từ 22-24/5, tại Hà Nội.
Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?

Giá cà phê hôm nay 8/5/2024: Giá cà phê robusta biến động chưa từng có, trong nước mất mốc 100.000 đồng, xu hướng giảm sẽ kéo dài?
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn kho xăng dầu của Mỹ ...
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Giá heo hơi tăng lên mức cao mới, người chăn nuôi tự tin tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 8/5 tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi tại khu vực miền Bắc, dao động trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg.
Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Việt Nam-Australia thúc đẩy hợp tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và Cao ủy Cơ quan Bảo vệ biên giới Australia Michael Outram tiến hành hội đàm song phương.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động