Báo Malaysia: Thẳng thắn mà nói, World Cup là giấc mơ 'không có thật' của bóng đá Đông Nam Á

TGVN. Đăng tải bài viết dài với tiêu đề “Các đội tuyển Đông Nam Á đang theo đuổi giấc mơ World Cup không có thật”, tờ New Straits Times đã dự đoán về cơ hội dự World Cup của đội tuyển Việt Nam cũng như chỉ ra những điểm yếu kém của bóng đá Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ngôi sao đội tuyển Malaysia tự tin vượt qua tuyển Việt Nam
FIFA chốt thời điểm diễn ra World Cup 2022
ba u cu my 2020 gan 250 u ng cu vien nu cha y dua va o ha vie n con so cao ky luc
Tờ New Straits Times cho rằng đội tuyển Việt Nam có thể dự World Cup trong 10 đến 20 năm tới.

Trong bài viết, tác giả cho rằng cả Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đều có cơ hội lọt vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á nhưng việc góp mặt ở giải đấu lớn nhất hành tinh vẫn là điều xa vời. Bởi lẽ, trình độ của các đội tuyển Đông Nam Á vẫn còn thua kém rất nhiều so với châu Á cũng như trên thế giới. Tác giả đã chỉ ra một vài vấn đề kìm hãm sự phát triển của bóng đá Đông Nam Á.

Nạn dàn xếp tỷ số

Trong những năm qua, nạn dàn xếp tỷ số đang trở thành vấn đề nhức nhối của các nền bóng đá ở khu vực Đông Nam Á. Cách đây vài năm, một HLV ở Malaysia từng khẳng định nạn dàn xếp tỷ số thường xuyên diễn ra ở các giải đấu trẻ ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Điều đáng buồn là các cầu thủ tham gia dàn xếp tỷ số ngay từ khi còn rất trẻ. Tình trạng này diễn ra ở giải U17 hay U21 Malaysia. Trong đó, không ít quan chức tham gia vào vụ việc này. Mới đây, tại Việt Nam, 11 cầu thủ của đội trẻ Đồng Tháp đã bị FIFA cấm thi đấu 6 tháng đến 5 năm vì tham gia dàn xếp tỷ số trong trận đấu ở giải U21. Trong số này có Trần Công Minh và Võ Minh Trọng là thành viên của U19 Việt Nam.

Trong quá khứ, Lào, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore đều ghi nhận những vụ dàn xếp tỷ số. Hai cầu thủ người Lào còn bị AFC cấm thi đấu suốt đời. Singapore là quê hương của ông trùm cá độ Wilson Raj Perumal đang cố gắng hết sức để dẹp nạn dàn xếp tỷ số. Malaysia cũng vậy. Tuy nhiên, một quan chức bóng đá cho rằng nạn tham nhũng, dàn xếp tỷ số chỉ hạn chế tới mức tối thiểu, chứ không thể loại bỏ.

Vấn đề tiền lương của các cầu thủ

Nhiều CLB ở Malaysia, Indonesia đều chi ra mức lương khổng lồ để lôi kéo HLV và cầu thủ đẳng cấp. Do đó, họ đều chi tiêu vượt ngân sách và dẫn tới tình trạng nợ lương. Điều này dẫn tới hệ lụy là nạn dàn xếp tỷ số, cầu thủ tử vong hay đình công trong những năm gần đây.

Năm 2012, cầu thủ bóng đá người Paraguay, Diego Mendieta, cầu thủ thi đấu cho CLB Persis Solo, đã chết vì cytomegalovirus (một bệnh nhiễm trùng phổ biến) tại một bệnh viên ở Indonesia. Cầu thủ này đã bị nợ lương trong 4 tháng và không có khả năng chi trả tiền để có dịch vụ y tế tốt.

Malaysia cũng đang đối phó với tình trạng này. Nhiều cầu thủ của Kedah và Melaka cho rằng họ đã không nhận được tiền lương từ tháng 2. Thậm chí, họ đang đối diện với án phạt nặng của FIFA vì nợ lương cầu thủ.

Nếu tiếp tục diễn ra với tình trạng như vậy thì bóng đá Đông Nam Á sẽ trở nên hỗn loạn. Nó kéo theo việc không có bậc cha mẹ nào muốn con mình theo nghiệp quần đùi áo số.

Sự thừa thãi của giải AFF Cup

Là giải đấu bóng đá lớn nhất ở Đông Nam Á, AFF Cup thu hút được số tiền tài trợ khổng lồ khi khán giả rất quan tâm tới sự kiện trên. Tuy nhiên, công bằng mà nói đây chỉ là giải đấu có chất lượng chuyên môn thấp. AFF quá lãng phí thời gian tổ chức giải đấu. Các đội bóng ở Đông Nam Á cũng không nhất thiết phải xem trọng giải đấu này. Thay vào đó, họ nên thi đấu với các đội bóng mạnh ở châu Á để có nhiều cơ hội cọ xát hơn.

Không có cầu thủ nào ở Đông Nam Á tỏa sáng ở châu Âu

Các giải VĐQG hàng đầu châu Âu quy tụ những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới nhưng chỉ có điều, các cầu thủ Đông Nam Á lại không thể tồn tại ở môi trương này. Các bản hợp đồng sang châu Âu giống như sự phô trương. Thay vào đó, các cầu thủ không đáp ứng được vấn đề chuyên môn.

Các CĐV Malaysia từng phấn khích khi Nazmi Faiz Mansor sang thi đấu cho CLB Beira-Mar ở Bồ Đào Nha vào năm 2012. Hàng nghìn người đã ra sân bay tiễn cầu thủ này. Thế nhưng, chỉ sau 6 tháng, Nazmi Faiz Mansor đã bị thải hồi mà không rõ lý do.

Không chỉ Malaysia mà nhiều các quốc gia Đông Nam Á khác cũng thất bại như hậu vệ người Việt Nam, Đoàn Văn Hậu (SC Heerenveen - Giải VĐQG Hà Lan), tiền đạo người Singapore, Ikhsan Fandi (Raufoss IL - giải hạng hai Na Uy) và tiền đạo người Indonesia Witan Sulaeman (FK Radnik Surdulica - Serban Super Liga).

Trong khi đó, có nhiều cầu thủ đã vượt trội tài năng ở giải quốc nội như Safawi Rasid lại ngại ra châu Âu thi đấu bởi ở đó, họ phải thích nghi với môi trường mới. Bên cạnh đó, không nhiều CLB châu Âu sẵn sàng trả lương cao hơn cả cầu thủ bản địa cho những người tới từ Đông Nam Á.

Thủ thành Neil Etheridge của Philippines là trường hợp cá biệt bởi anh đã tập luyện từ lò đào tạo của Chelsea từ nhỏ. Trong những năm qua, anh luôn là thủ môn số 1 của Cardiff City.

Không phát triển cầu thủ trẻ

Các cầu thủ Đông Nam Á kém xa các đồng nghiệp ở châu Á hay châu Âu về kỹ chiến thuật vì hệ thống đào tạo bóng đá trẻ luôn dưới mức tiêu chuẩn rất nhiều. Ở Malaysia, Chương trình Phát triển Bóng đá Quốc gia (NFDP) đã tạo cơ hội cho các cầu thủ trẻ trải qua quá trình đào tạo ở học viện Mokhtar Dahari. Chỉ đáng tiếc, số lượng lò đào tạo như vậy quá ít ỏi. Các CLB không đủ kinh phí để phát triển.

Ở châu Âu, mọi CLB đều có chương trình phát triển với nhiều lứa trẻ khác nhau. Các đội bóng còn bị cấm thi đấu ở cúp châu Âu nếu như không có những đội trẻ từ U8 đến U18.

Mặc dù các cầu thủ Đông Nam Á có thể phát triển ngang bằng châu Âu ở độ tuổi dưới 12 nhưng luôn bị đuối ở lứa tuổi 13-17 tuổi do không có chương trình phát triển cụ thể. Do đó, họ sẽ không thể bằng các cầu thủ ở khu vực khác.

Các cầu thủ ở Đông Nam Á đều phát triển trong độ tuổi từ 20-25 nhưng để hiểu được cụ thể kỹ, chiến thuật thì lại ở giai đoạn từ 25-30. Đáng tiếc, nhiều cầu thủ Đông Nam Á đã chững lại ở độ tuổi này vì không đủ thể lực.

Hầu hết các cầu thủ từ 13-17 tuổi ở Đông Nam Á đều bị bỏ bê do các CLB không thể tiến hành những chương trình đào tạo.

Ở Việt Nam là điểm sáng, khi họ sở hữu lò đào tạo bóng đá trẻ HAGL JMG. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa HAGL, Arsenal và trường đào tạo bóng đá Pháp JGM. Học viện đã có nhiều tín hiệu tích cực kể từ khi ra mắt vào năm 2007. Bởi lẽ đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành thế lực lớn ở châu Á. Họ không chỉ thống trị các danh hiệu ở Đông Nam Á mà còn gây tiếng vang ở châu Á tại các giải U23, ASIAD hay Asian Cup.

Thái Lan cũng đang cố gắng thay đổi chính sách phát triển khi một số CLB đã xuất hiện lò đào tạo trẻ. Tuy nhiên, tất cả vẫn là ít ỏi.

Một nền bóng đá phát triển phải sản sinh ra cả trăm cầu thủ giỏi ở cùng một thế hệ, để từ đó họ có thể sàng lọc và tìm ra những gương mặt tốt nhất. Đó là lý do bóng đá Đông Nam Á không thể phát triển.

Cơ hội của các đội tuyển Đông Nam Á dự World Cup?

Thái Lan, Việt Nam và Malaysia đều đang có cơ hội tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022 nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong 10 hoặc 20 năm tới.

Cơ sở hạ tầng không tốt, sự phát triển bóng đá trẻ kém, cộng thêm việc không có tài năng nào thành công ở châu Âu là những trở ngại với bóng đá Đông Nam Á. Hơn nữa, ngay cả ở các lứa trẻ, các đội tuyển Đông Nam Á cũng không thi đấu ở những giải đấu cấp độ thế giới.

Thậm chí, Philippines còn có cơ hội dự World Cup cao hơn bởi họ tập hợp được những cầu thủ châu Âu mang dòng máu Philippines. Hiện tại, hơn một nửa đội tuyển nước này là những cầu thủ nhập tịch như vậy.

Liên đoàn bóng đá Philippines đã tổng hợp danh sách những cầu thủ mang hai dòng máu châu Âu và Philippines từ hơn 10 năm qua. Họ cũng bước đầu thành công khi giành vé dự Asian Cup 2019.

Họ không còn cách nào khác ngoài việc “đi tắt đón đầu” vì không có giải VĐQG mạnh. Nếu như các quốc gia Đông Nam Á áp dụng điều này thì việc dự World Cup không phải là điều bất khả thi. Hiện tại, cả Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều có những cầu thủ mang dòng máu châu Âu để lựa chọn.

Văn Hậu: 'Tuyển Việt Nam sẽ gây bất ngờ ở vòng loại World Cup'

Văn Hậu: 'Tuyển Việt Nam sẽ gây bất ngờ ở vòng loại World Cup'

TGVN. Đoàn Văn Hậu có những chia sẻ với FIFA về giấc mơ thi đấu ở châu Âu đã trở thành hiện thực, và những ...

Báo Thái Lan: 'Malaysia tự tin quyết đấu đội tuyển Việt Nam'

Báo Thái Lan: 'Malaysia tự tin quyết đấu đội tuyển Việt Nam'

TGVN. Tờ Siam Sport trong bài viết mới đây bình luận khá chi tiết phản ứng của đội tuyển Malaysia, sau khi AFF Cup bị ...

Dịch Covid-19: Đội tuyển Việt Nam có hưởng lợi nếu hoãn AFF Cup 2020?

Dịch Covid-19: Đội tuyển Việt Nam có hưởng lợi nếu hoãn AFF Cup 2020?

TGVN. Ngày 30/7 tới, AFF sẽ họp một lần nữa để quyết định số phận của AFF Cup 2020. Trong trường hợp giải đấu này phải ...

(theo H.Long/Dân trí)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới ...
Xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer cập bến thị trường Việt Nam

Xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer cập bến thị trường Việt Nam

Mẫu xe mô tô cỡ nhỏ CFMoto Papio XO1 Racer chính thức cập bến thị trường Việt Nam thông qua các đại lý tư nhân, với mức giá từ 78 ...
Cập nhật lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Cập nhật lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại vòng bảng ASEAN Cup 2024

Hiện, đội tuyển Việt Nam đang có những buổi tập trong đợt tập huấn tại Hàn Quốc, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á 2024 - ASEAN Cup ...
Rộ tin Mitsubishi Xpander sắp được trang bị công nghệ an toàn chủ động ADAS

Rộ tin Mitsubishi Xpander sắp được trang bị công nghệ an toàn chủ động ADAS

Nhiều khả năng tương lai gần mẫu xe MPV Mitsubishi Xpander sẽ được bổ sung gói công nghệ án toàn chủ động ADAS, tương tự mẫu như Xforce.
Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài rạng rỡ trong bộ ảnh cưới phong cách Đoàn viên thanh niên

Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài rạng rỡ trong bộ ảnh cưới phong cách Đoàn viên thanh niên

Hoa khôi bóng chuyền Nguyễn Thu Hoài gây bất ngờ khi diện trang phục Đoàn viên thanh niên trong bộ ảnh cưới.
Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Con người - chủ thể tham gia, thụ hưởng thành quả của phát triển

Khi con người tham gia tích cực vào quá trình phát triển, không ai khác, chính họ phải là người đầu tiên được thụ hưởng thành quả phát triển đó.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Phiên bản di động