Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Mỹ: Vị trí thống trị của đồng USD được đảm bảo, đồng tiền của 'siêu cường đang lên' khó 'thế chân'

Dù tầm quan trọng của đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể tăng trong thời gian tới, nhưng khó có thể thay thế đồng USD trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu, trừ khi có một số thay đổi lớn trong mô hình kinh tế của Trung Quốc.
Báo Mỹ: Vị trí thống trị của đồng USD được đảm bảo, đồng tiền của 'siêu cường đang lên' khó 'thế chân'
Đồng NDT vẫn chưa thể thay đổi vị thế thống trị toàn cầu của đồng USD. (Nguồn: WSJ)

Nhật báo Wall Street Journal nhận định như vậy trong một bài viết mới đây.

Những lời tiên tri về sự kết thúc của kỷ nguyên thống trị của đồng USD thỉnh thoảng xuất hiện, nhất là sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với các nước, chẳng hạn như những biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga hiện nay.

Tuy nhiên, cho đến nay, vai trò của "đồng bạc xanh" với tư cách là một đồng tiền dự trữ và thương mại toàn cầu vẫn khá vững chắc.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ dự trữ bằng đồng USD trong các ngân hàng trung ương toàn cầu đã giảm trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức gần 60%, nhiều hơn tất cả các loại tiền tệ khác cộng lại.

Bên cạnh đó, sự thống trị của đồng USD trong thương mại toàn cầu vẫn vững chắc.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khoảng một nửa kim ngạch thương mại toàn cầu được tính bằng USD, cao hơn nhiều so với tỷ trọng thương mại quốc tế của Mỹ.

Đồng USD được sử dụng để thanh toán thương mại không liên quan đến các công ty Mỹ và việc tăng vốn cũng được tiến hành bằng USD. Khoảng một nửa các khoản vay xuyên biên giới và chứng khoán nợ quốc tế ở thị trường nước ngoài được tính bằng USD.

Theo một cuộc khảo sát của BIS năm 2022, đồng USD chiếm 88% tổng số tất cả các giao dịch ngoại hối. Thị trường vốn ở Mỹ rộng lớn và được quản lý tốt, thu hút các công ty nước ngoài đầu tư và huy động vốn ở đó.

Tuy nhiên, khi Mỹ sử dụng sự thống trị của đồng USD như một vũ khí để chống lại các quốc gia khác, các nước này sẽ cố gắng tìm các giải pháp thay thế, đặc biệt là những quốc gia đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.

Trong bối cảnh đó, theo Wall Street Journal, đồng NDT của Trung Quốc - đồng tiền của siêu cường đang lên, sẽ là một lựa chọn hàng đầu. Nhưng trong năm 2022, đồng NDT chỉ chiếm 2,7% dự trữ ngoại hối toàn cầu.

Có một rào cản rõ ràng nhưng rất quan trọng đối với việc sử dụng đồng NDT rộng rãi hơn: Trung Quốc vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt. Điều đó sẽ hạn chế các công ty nước ngoài sẵn sàng đầu tư và vay vốn bằng đồng NDT, ngoại trừ các giao dịch trực tiếp với Trung Quốc.

Với tỷ trọng thương mại toàn cầu của Trung Quốc như hiện nay, nước này có thể tiến hành nhiều giao dịch hơn với các quốc gia khác bằng đồng NDT, nhưng người nhận cũng cần đầu tư vào đồng NDT ở một nơi an toàn, trong đó họ có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào mà không bị ràng buộc.

Thị trường vốn của Trung Quốc vẫn đang phát triển và có những quy định nghiêm ngặt về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tài sản ở Trung Quốc. Đây là những vấn đề lớn. Thị trường NDT ở nước ngoài của Trung Quốc cũng nhỏ so với thị trường của nhiều loại tiền tệ của các nước phát triển.

Việc sử dụng rộng rãi hơn đồng NDT cho mục đích đầu tư sẽ dẫn đến những biến động khác ở Trung Quốc, bao gồm sự sụt giảm tỷ lệ tiết kiệm trong nước và sự gia tăng chi phí huy động vốn bằng đồng NDT.

Một sự thay đổi như vậy sẽ đặt ra thách thức trực tiếp đối với mô hình tăng trưởng hiện tại của Trung Quốc, hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và chi phí vốn thấp đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Wall Street Journal khẳng định: "Vị trí thống trị của đồng USD dường như vẫn được đảm bảo, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại".

Nga tin vào 'làn gió Trung Quốc' trên 'cánh buồm' kinh tế, Bắc Kinh-Moscow hợp lực 'tẩy chay' đồng USD

Nga tin vào 'làn gió Trung Quốc' trên 'cánh buồm' kinh tế, Bắc Kinh-Moscow hợp lực 'tẩy chay' đồng USD

Tình hình địa chính trị hiện nay liên quan đến xung đột Nga-Ukraine và chính sách trừng phạt chưa từng có đối với Moscow của ...

Bị cơ quan tín nhiệm xếp vào danh sách 'xấu', ngân hàng Trung Quốc làm gì?

Bị cơ quan tín nhiệm xếp vào danh sách 'xấu', ngân hàng Trung Quốc làm gì?

Trong mùa báo cáo thu nhập gần đây, các ngân hàng Trung Quốc niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong (Trung Quốc) đã gửi đi ...

BRICS sẽ trở thành 'đối thủ tiềm tàng' của G7?

BRICS sẽ trở thành 'đối thủ tiềm tàng' của G7?

Các nước BRICS đã cùng nhau thành lập một khối kinh tế hùng mạnh nhằm tăng cường hợp tác trong thương mại, đầu tư và ...

Vừa đạt đồng thuận liên quan đến lúa mạch, Australia đã muốn 'bớt phụ thuộc vào Trung Quốc'

Vừa đạt đồng thuận liên quan đến lúa mạch, Australia đã muốn 'bớt phụ thuộc vào Trung Quốc'

Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho biết, nước này muốn các nhà xuất khẩu đa dạng hóa thị trường và bớt phụ thuộc vào Trung ...

EU-Trung Quốc hay Moscow-Bắc Kinh: Mối quan tâm chính của họ đều không phải Ukraine

EU-Trung Quốc hay Moscow-Bắc Kinh: Mối quan tâm chính của họ đều không phải Ukraine

Hai chuyến công du được kỳ vọng cho thấy rõ lập trường của các nước, đặc biệt là Trung Quốc - sẽ ảnh hưởng quan ...

(theo Wall Street Journal)

Tin cũ hơn

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 bàn ý tưởng tham vọng, Mỹ nói không thấy có bất kỳ cản trở nào Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 bàn ý tưởng tham vọng, Mỹ nói không thấy có bất kỳ cản trở nào
Một nước Đông Nam Á tự tin 'đọ sức' trong thị trường chất bán dẫn toàn cầu Một nước Đông Nam Á tự tin 'đọ sức' trong thị trường chất bán dẫn toàn cầu
Kinh tế châu Âu: Thừa nhận chỉ là ‘phàm nhân’, nỗi sợ tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc, 2 sai lầm lịch sử, không sập bẫy ‘phép màu’ (Kỳ cuối) Kinh tế châu Âu: Thừa nhận chỉ là ‘phàm nhân’, nỗi sợ tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc, 2 sai lầm lịch sử, không sập bẫy ‘phép màu’ (Kỳ cuối)
Giá vàng hôm nay 25/5/2024: Giá vàng SJC đã 'bay' gần 3 triệu đồng từ đỉnh, chuyên gia dự báo sốc về vàng thế giới Giá vàng hôm nay 25/5/2024: Giá vàng SJC đã 'bay' gần 3 triệu đồng từ đỉnh, chuyên gia dự báo sốc về vàng thế giới
Nga thừa nhận thiệt hại nặng do 'đòn tấn công' của Mỹ vào những 'quốc gia thân thiện' với Moscow Nga thừa nhận thiệt hại nặng do 'đòn tấn công' của Mỹ vào những 'quốc gia thân thiện' với Moscow
Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc' Đức lên tiếng về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nhắc đến chiến tranh thương mại và 'kẻ thua cuộc'
'Cuộc chiến' tịch thu tài sản thêm 'căng', Nga nhích về phía trước, phương Tây có thể có tấm séc lớn hơn 'Cuộc chiến' tịch thu tài sản thêm 'căng', Nga nhích về phía trước, phương Tây có thể có tấm séc lớn hơn
Một quốc gia châu Á đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần ô tô toàn cầu Một quốc gia châu Á đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần ô tô toàn cầu
Kinh tế châu Âu: Thừa nhận chỉ là ‘phàm nhân’, nỗi sợ tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc, 2 sai lầm lịch sử, không sập bẫy ‘phép màu’ (Kỳ 1) Kinh tế châu Âu: Thừa nhận chỉ là ‘phàm nhân’, nỗi sợ tụt hậu trước Mỹ-Trung Quốc, 2 sai lầm lịch sử, không sập bẫy ‘phép màu’ (Kỳ 1)
Nhiều ngân hàng quay lưng với Nga, các công ty Trung Quốc 'như ngồi trên đống lửa' vì không thể giao dịch với 'khách sộp' Nhiều ngân hàng quay lưng với Nga, các công ty Trung Quốc 'như ngồi trên đống lửa' vì không thể giao dịch với 'khách sộp'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Tổng thống Putin ký sắc lệnh 'phản đòn' Mỹ; Washington nêu quan điểm với G7 Tài sản Nga bị phong tỏa: Tổng thống Putin ký sắc lệnh 'phản đòn' Mỹ; Washington nêu quan điểm với G7
Tổng thống Putin ký sắc lệnh mở đường trả đũa phương Tây, vạch quy trình tịch thu tài sản Mỹ Tổng thống Putin ký sắc lệnh mở đường trả đũa phương Tây, vạch quy trình tịch thu tài sản Mỹ