Thượng đình G7 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 19-21/5 tại Hiroshima (Nhật Bản), được dự đoán sẽ tập trung nhiều vào xung đột ở Ukraine. (Nguồn: The Malaysian Reserve) |
Theo nội dung dự thảo tuyên bố chung được tiết lộ, G7 sẽ đẩy mạnh hành động phối hợp để ngăn chặn các nước thứ ba cung cấp vũ khí cho Nga, ám chỉ các biện pháp trừng phạt, nhấn mạnh rằng, khối sẽ “tiếp tục đối phó với các nước thứ ba ủng hộ cuộc chiến của Nga”.
G7 cũng sẽ hạn chế nghiêm ngặt các mối quan hệ kinh tế của Nga, với các biện pháp cụ thể như ngăn cản Moscow mua từ các thành viên trong nhóm những công nghệ, thiết bị công nghiệp và sản phẩm khác có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Bên cạnh đó, nhóm cũng tìm cách bịt các kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt chống lại Nga với các biện pháp nhằm giảm nguồn doanh thu của Nga, thể hiện rõ lập trường của G7 về việc hỗ trợ Ukraine.
Theo dự thảo, các lãnh đạo của nhóm sẽ tuyên bố “vẫn thống nhất áp đặt các biện pháp trừng phạt và các biện pháp kinh tế khác nhằm làm suy yếu hơn nữa khả năng tiến hành quân sự của Moscow”.
Để giảm nguồn thu của Nga, dự thảo tuyên bố chung kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên G7 để hạn chế buôn bán kim cương của Moscow.
Dự thảo nêu rõ, G7 sẽ “tiếp tục nỗ lực để buộc Moscow phải bồi thường thiệt hại cho quá trình tái thiết lâu dài ở Ukraine”, nhấn mạnh tài sản của Nga sẽ tiếp tục bị đóng băng cho đến khi nước này bồi thường thiệt hại đã gây ra ở Ukraine.
Các thành viên của nhóm cũng sẽ tái khẳng định quyết tâm giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Vào ngày 19/5, ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về tình hình ở Ukraine với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, dự kiến sẽ tham gia trực tuyến.
Một tuyên bố của các nhà lãnh đạo sẽ được ban hành bên cạnh tuyên bố riêng của G7 về tình hình Ukraine. Tuyên bố của các nhà lãnh đạo, sẽ được hoàn thiện dựa trên kết quả của các cuộc thảo luận, cũng được cho là sẽ nhấn mạnh việc tiếp tục các biện pháp trừng phạt Nga và hỗ trợ cho Ukraine.
Trong một tin khác liên quan, cùng ngày 18/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Nhật Bản để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7.
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, ông Biden không có kế hoạch đưa ra lời xin lỗi về việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima năm 1945.
Theo ông Sullivan, Tổng thống Biden, với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo G7, sẽ "tôn trọng lịch sử nhưng cũng tôn trọng" Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
| Tình hình Ukraine: Trung Quốc nói không có thần dược 'chữa bách bệnh', khối Arab tỏ lòng, ông Zelensky có đến Thượng đỉnh G7? Ngày 18/5, Đặc phái viên Trung Quốc đã lần đầu lên tiếng sau khi ông đến Kiev và gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. |
| Chuyện Nga, Trung Quốc tại Thượng đỉnh G7 Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) là tâm điểm của cộng đồng quốc tế những ... |
| Ngoại giao con thoi của Nhật Bản trước Thượng đỉnh G7 Tờ Sankei Shimbun (Nhật Bản) vừa qua dẫn nhận định của Giáo sư Koji Murata, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Doshisha cho rằng, ... |
| Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/5): Nga-Iran đàm phán sử dụng nội tệ, Kiev lên tiếng việc Moscow gia hạn thỏa thuận ngũ cốc, Nhật Bản đón tin vui Nga-Iran thắt chặt hợp tác năng lượng, đàm phán sử dụng nội tệ trong giao dịch; Mỹ lạc quan về việc đạt thỏa thuận trần ... |
| Lãnh đạo các nước Trung Á tề tựu tại Trung Quốc, Bắc Kinh tranh thủ thể hiện tình bạn Ngày 18/5, các nhà lãnh đạo từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã có mặt tại thành phố lịch sử Tây An (Trung Quốc) ... |