Báo Ukraine: Từ ngôi làng Kim Liên đến chính khách được cả thế giới biết đến dưới tên gọi Hồ Chí Minh

TGVN. Trong bài viết về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo G.2000 Ukraine, phóng viên Alexandr Danilov của báo G.2000 Ukraine.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh Báo Venezuela ca ngợi những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu)

130 năm trước, vào năm 1890, có cậu bé được sinh ra tại ngôi làng nhỏ Kim Liên, được đặt tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Cha mẹ cậu không thể biết số phận nào đang chờ đợi con trai mình, người sẽ trở thành một chính khách vĩ đại, sáng lập nước Việt Nam độc lập, Chủ tịch nước đầu tiên và là người cả thế giới biết đến dưới tên gọi Hồ Chí Minh.

Thời điểm đó, triều đại nhà Nguyễn cai trị Việt Nam, nhưng Pháp là nước đô hộ. Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858, người Việt Nam đã anh dũng đứng lên chống Pháp bảo vệ quê hương trong các phong trào ái quốc kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, những phong trào này đều thất bại, Việt Nam tiếp tục lầm than dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Chỉ đến khi Hồ Chí Minh tiến hành một chặng đường đấu tranh dài, Việt Nam mới được giải phóng.

Khi còn nhỏ, Nguyễn Sinh Cung đã chứng kiến những người dân thường phải chịu khổ cực, bị những kẻ xâm lược cướp bóc và làm nhục. Ông chứng kiến những người nông dân bị ép đi làm phu xây dựng đường trong những khu rừng rậm nhiệt đới, với điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt.

Năm 1908, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha và anh trai tại thành phố Huế. Sau đó, ông chứng kiến ​​cuộc nổi dậy của người Việt chống quân xâm lược Pháp. Cuộc đấu tranh của những người nông dân nhằm chống sưu cao, thuế nặng lại một lần nữa không giành được chiến thắng. Chàng thanh niên giàu nhiệt huyết cách mạng đã nhiệt tình ủng hộ nghĩa quân, bị cảnh sát Pháp theo dõi, còn chính quyền không cho phép chàng trai trẻ đi học. Nhưng, với sự hỗ trợ của cha, Hồ Chí Minh vẫn hoàn thành việc học của mình.

Năm 21 tuổi, chàng thanh niên quyết định rời đất nước, làm quen với cuộc sống tại Pháp và các nước châu Âu khác. Sau này, Hồ Chí Minh đã giải thích quyết định của mình như rằng: "Chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về việc ai sẽ giúp Việt Nam giải phóng đất nước mình khỏi ách đô hộ của Pháp - nước Anh, Mỹ hay một quốc gia nào đó. Tôi ra nước ngoài để nhìn mọi thứ bằng chính mắt mình và để hiểu liệu chúng ta có thể trông cậy vào quốc gia khác hay không".

Chàng thanh niên đó đã trở thành người phụ bếp trên tàu Đô đốc Latouch-Treville và rời Việt Nam vào ngày 5/6/1911. Không ai đoán định được cuộc hành trình này kéo dài 30 năm.

Trong khoảng thời gian đó, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia khác nhau - Pháp, Anh, Mỹ và Trung Quốc. Vị Chủ tịch tương lai đã làm nhiều công việc vất vả như thợ đốt lò, người gác cổng, làm việc trong khách sạn. Chỉ bằng cách này, một người di cư nghèo từ Việt Nam xa xôi mới có thể sống sót ở một vùng đất xa lạ. Tuy nhiên, không bao giờ Hồ Chí Minh quên mục tiêu của mình - giải phóng đất nước.

Trong những năm sống lưu vong, ông đã tìm cách tập hợp các cộng sự trung thành và thành lập một số tổ chức cách mạng. Các hoạt động của ông thu hút sự chú ý của cảnh sát Pháp và Nguyễn Ái Quốc - một bút danh (bí danh) Hồ Chí Minh sử dụng khi đó - đã bị kết án tử hình vắng mặt.

Ngày 28/1/1941, Hồ Chí Minh trở về Việt Nam. Ông hồi tưởng lại khi vượt qua biên giới, tâm hồn bị kìm hãm trỗi dậy và phấn khích. Nhưng không đơn thuần là người xa xứ trở về - sau 3 thập kỷ bôn ba, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ của phong trào yêu nước, trở thành người có uy tín tuyệt đối đối với các đồng chí của mình.

Khi Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc của mình, Thế chiến II đã bắt đầu. Một phần lãnh thổ của Việt Nam bị quân Nhật chiếm đóng. Những người yêu nước phải chống lại kẻ thù mới. Vài tháng sau khi người lãnh đạo trở về, một tổ chức mới được thành lập - gọi tắt là Việt Nam Độc lập đồng minh hội, hay gọi tắt là Việt Minh. Cuối năm 1941 tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đã xuất hiện những đội quân tiên phong cứu quốc.

Tin liên quan

bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh

Ông già Chín trong tim kiều bào Thái Lan

bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh TS. Chu Đức Tính - người lưu giữ di sản quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh Báo Venezuela: Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại một tình yêu rộng lớn, một tầm nhìn sâu sắc về cuộc đời

Vị lãnh tụ của các nhà cách mạng đã phải trốn và điều hành công việc dưới lòng đất. Nguyễn Ái Quốc chọn bút danh cho mình - Hồ Chí Minh. Vài năm sau, tên gọi này được công nhận và vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Nhưng trước cuộc đấu tranh khó khăn và nguy hiểm đang đến, một số người yêu nước Việt Nam thời điểm đó phải lánh sang Trung Quốc để trốn tránh những kẻ xâm lược quê hương mình.

Để gặp gỡ các đồng chí, Hồ Chí Minh đã đến Trung Quốc. Trên đường đi, Hồ Chí Minh bị bắt và tống vào tù. Ông bị giam cầm hơn một năm rưỡi, nhưng ngục tù không khuất phục được tinh thần của ông. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã làm thơ, sau này được xuất bản thành một cuốn sách riêng với tên gọi “Nhật ký trong tù”.

Sau khi được chính quyền Trung Quốc trả tự do, Hồ Chí Minh tiếp tục trở về Việt Nam. Mặc dù nhà lãnh đạo của mình bị bắt giữ, nhưng những người yêu nước vẫn không buông vũ khí. Các cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra. Ngày 22/12/944, đội quân tiên phong đầu tiên được thành lập, và hiện nay ngày này được lấy làm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Đầu năm 1945, tình hình quốc tế có những thay đổi đáng kể. Ở châu Âu, Đức thua cuộc. Ở châu Á, quân đội Nhật Bản trải qua hết thất bại này đến thất bại khác. Tại Việt Nam, hàng loạt cuộc khởi nghĩa của các lực lượng yêu nước và các lực lượng cách mạng bùng nổ.

Tháng 8/1945, trong giờ phút quyết định - các nhóm của Việt Minh đã đến Hà Nội. Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập một quốc gia mới có chủ quyền - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hàng trăm ngàn người đã nghe câu nói bất hủ của ông: "Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do độc lập".

Nhưng nhân dân Việt Nam đã phải đấu tranh cho nền tự do này. Giới cầm quyền Pháp quyết định giành lại nền cộng hòa về tay mình và trở lại xâm chiếm Việt Nam. Cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm. Người Pháp có một lợi thế đáng kể về vũ khí và trang bị, nhưng người Việt Nam có một ý chí quyết thắng.

Trong thời khắc khó khăn trước sự can thiệp của nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiệu triệu đồng bào: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Và cuộc kháng chiến trường kỳ đã kết thúc bằng chiến thắng vào mùa xuân năm 1954.

Thực dân Pháp rời đi, nhưng Việt Nam còn có một kẻ thù thậm chí còn mạnh hơn - đế quốc Mỹ. Hồ Chí Minh hứa, nếu cần thiết, đất nước của ông sẽ chiến đấu trong 5 năm, 10 năm, 20 năm và thậm chí lâu hơn nữa, nhưng cuối cùng sẽ thắng. Điều đó đã đến. Tháng 4/1975, Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.

Chủ tịch nước Cộng hòa đã không thể sống để chứng kiến ngày hạnh phúc - trái tim của Hồ Chí Minh đã ngừng đập vào ngày 2/9/1969. Ông đã để lại cho đồng bào của mình một đất nước độc lập, đó là mục tiêu và lẽ sống của cả cuộc đời ông. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang yên nghỉ trong lăng mộ vĩnh cửu, nằm ở trung tâm Hà Nội.

Việt Nam ngày nay là quốc gia hiện đại và phát triển nhanh chóng, lưu giữ, nâng niu và bảo tồn di sản và tôn vinh những lời di chúc của nhà lãnh đạo vĩ đại. Trên khắp đất nước Việt Nam, chúng ta có thể được chiêm ngưỡng các tượng đài của vị Chủ tịch nước đầu tiên, và có thành phố trước đây gọi là Sài Gòn được mang tên Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong cuộc đấu tranh cho tự do, Hồ Chí Minh đã viết: “Còn non, còn nước, còn người/Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Đây là những lời tiên tri của Hồ Chí Minh. Việt Nam ngày nay là một đất nước tươi đẹp, nơi có những con người thân thiện, vui vẻ và rất yêu lao động.

bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TGVN. Sáng 18/5, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, ...

bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh

2.000 đại biểu dự Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội

TGVN. Tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định, mỗi thắng lợi và mỗi bước đi lên của cách ...

bao ukraine tu ngoi lang kim lien den chinh khach duoc ca the gioi biet den duoi ten goi ho chi minh

130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo chí nước ngoài ca ngợi 'người viết nên trang sử mới của Việt Nam'

TGVN. Nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), báo chí Hàn Quốc, Ai Cập và Bangladesh mới đây có ...

QT (theo ĐSQ Việt Nam tại Ukraine)

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động