Trụ sở Thượng viện Italy ở Rome. (Nguồn: Reuters) |
Những thay đổi, được Thượng viện thông qua, quy định rằng, yêu cầu thành lập một công ty hoạt động trong các lĩnh vực được coi là chiến lược và có một công ty ngoài Liên minh châu Âu (EU) sở hữu ít nhất 10% cổ phần, sẽ phải được thông báo cho chính phủ.
Một sửa đổi khác là quyền lực vàng được áp dụng cho các công ty vận hành các nhượng quyền thủy điện lớn, chẳng hạn như các đập.
Thượng nghị sĩ của Phong trào 5 Sao (M5S) Andrea Cioffi, người đã thúc đẩy những sửa đổi này, cho hay: “Việc mở rộng quyền lực vàng sang ngành thủy điện là một bước quyết định đối với quá trình chuyển đổi sinh thái và mang lại giá trị cho các tài sản kinh tế và năng lượng”.
Chính phủ Italy sẽ sớm thành lập một tổng cục chuyên trách để giám sát các thương vụ sáp nhập liên quan các công ty chiến lược trong kế hoạch tăng cường giám sát các hoạt động thâu tóm doanh nghiệp.
Chính phủ 15 tháng tuổi của Thủ tướng Mario Draghi đã sử dụng "quyền lực vàng" để ngăn chặn một số nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện của họ trong nền kinh tế lớn thứ ba khu vực đồng Euro.
| EU viện trợ cho Ukraine, cần bao nhiêu cho đủ? Ngày 10/5, Bloomberg dẫn lời một đại diện chính thức của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, EU đang xem xét phát hành một ... |
| Xung đột tại Ukraine, cấm vận dầu, công ty bảo hiểm hàng hải rơi vào thế khó Các công ty bảo hiểm có thể đối mặt với số yêu cầu bồi thường gia tăng do các tàu và hàng hóa bị chặn ... |