Bộ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng Hy Lạp Theodoros Skilakakis nhấn mạnh vấn đề phức tạp của khí đốt Nga. Ảnh minh họa. (Nguồn: OT) |
Bộ trưởng Skilakakis xác nhận đại diện của công ty khí đốt nhà nước Hy Lạp DEPA Emporias và Gazprom đang thảo luận về điều khoản “nhận và thanh toán” - thanh toán tiền phạt cho khối lượng khí đốt mà công ty Hy Lạp không nhận, bất chấp các nghĩa vụ.
Vấn đề phức tạp
Ông Skilakakis lo ngại về giá và thị phần của khí đốt Nga tại thị trường Hy Lạp. Ông nói: “châu Âu đã giảm khối lượng khí đốt của Nga từ 40% xuống 9%, nhưng tình hình ở Hy Lạp thì lại khác”.
Tin liên quan |
Ai Cập yêu cầu mở điều tra vi phạm của Israel, khả năng về sự lan rộng của xung đột Israel - Hamas ở khu vực? |
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh rằng “khí đốt của Nga là một vấn đề phức tạp” và các cuộc đàm phán với Gazprom vẫn đang diễn ra.
Ông Skilakakis nói rõ rằng công ty Nga đã không tuân thủ các điều khoản của hợp đồng liên quan đến giá bán tại DEPA Commerce. Ông nói: “Có những điều kiện liên quan đến giá bán khí đốt so với các nhà cung cấp khác.
Theo truyền thông Hy Lạp, các quan chức giấu tên tuyên bố rằng Gazprom không thể bán khí đốt cho một khách hàng khác trên thị trường Hy Lạp với giá thấp hơn so với hợp đồng ký kết với DEPA Commerce.
Về phần mình, Bộ trưởng Skilakakis nhấn mạnh sự phức tạp của vấn đề liên quan đến chính sách hạn chế mua khí đốt của Nga của châu Âu.
Đồng thời, trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, ông Skilakakis từ chối trả lời câu hỏi liệu có thể ngừng cung cấp khí đốt của Nga hay không.
Ngoài tập đoàn nhà nước DEPA Commerce, khí đốt tự nhiên của Nga còn được Tập đoàn Copelouzos và Tập đoàn Mytilineos nhập khẩu vào Hy Lạp.
Được biết trong 9 tháng đầu năm 2023, khí đốt của Nga qua tuyến đường ống Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và bằng đường biển chiếm 40% tổng lượng Hy Lạp nhập khẩu và có thể tăng lên 60%, theo truyền thông địa phương.
“Cuộc chiến” tranh giành khí đốt
Theo bài đăng trên báo điện tử OT (Hy Lạp), trên thực tế, trong vài tuần qua, đã xảy ra một “cuộc chiến” tranh giành khí đốt của Nga giữa Hy Lạp và các nước Balkan.
Với “chi phí quá cảnh” là 10, 20 Euro cho mỗi megawatt/giờ, khí đốt của Nga có thể đi qua mạng lưới đường ống của nước này tới các quốc gia châu Âu khác.
Đối với phía Hy Lạp, có vấn đề về việc tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng của nhà cung cấp Nga. Theo các nguồn tin, điều này là do Gazprom có nghĩa vụ bán khí cho DEPA rẻ hơn cho tất cả các khách hàng khác của mình ở Hy Lạp. Song họ đã không làm. Ngoài ra, các nguồn tin lưu ý rằng phía Nga đang tìm cách kích hoạt điều khoản "nhận hoặc trả", cho phép họ thu hồi sản phẩm đã bán cho DEPA và theo đó, khách hàng của họ phải chịu gánh nặng 200 triệu Euro cho khối lượng khí đốt đáng lẽ phải mua nhưng đã không mua”, bài báo viết.
Bài báo có đoạn: “Các nguồn tin chính phủ chỉ ra rằng, mức tiêu thụ khí đốt đã giảm nên không thể chấp nhận toàn bộ khối lượng đã thỏa thuận. Mặt khác, họ khẳng định phía Nga dù phải đưa ra cho DEPA một mức giá cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên, họ đã không làm điều này”.
| Không cần Nord Stream, khí đốt Nga vẫn ‘có cửa’ chảy mạnh sang châu Âu, Moscow thu đậm từ chiến thuật gây áp lực EU yêu cầu Hungary mua càng ít dầu khí từ Nga càng tốt nhưng không hỗ trợ nguồn thay thế. Trong khi đó, Moscow đề ... |
| Châu Âu đơn phương dừng thỏa thuận này, Nga vẫn duy trì? Bộ Ngoại giao nước này cho biết Moscow tiếp tục việc đơn giản hóa thỏa thuận xin thị thực của các công dân châu Âu ... |
| Doanh nghiệp Áo vẫn 'nghiện' khí đốt Nga, châu Âu lên tiếng về quyết định của Ukraine liên quan Gazprom Ngày 31/10, thông cáo của công ty OMV (Áo) cho hay, doanh nghiệp này đã mua trung bình mỗi tháng 5,4 terawatt giờ - tức ... |
| Tình hình Ukraine: Đức cung cấp gói quân sự mới, một nước châu Âu khác lên kế hoạch giúp Kiev bảo vệ cơ sở hạ tầng Chính phủ Đức đã chuyển gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép chở quân, hệ thống radar giám sát ... |
| Nga: Cánh cửa đưa khí đốt sang châu Âu chưa đóng, sẵn sàng đàm phán về nguồn cung Nga chưa đóng cửa tuyến đường cung cấp khí đốt cho phương Tây và sẵn sàng đàm phán về nguồn cung cho châu lục này. |