Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry và người đồng cấp Trung Quốc Giải Chấn Hoa bắt tay trước khi diễn ra cuộc thảo luận tại Bắc Kinh trong ngày 17/7. (Nguồn: Reuters) |
Tại cuộc gặp hôm 17/7, Đặc phái viên John Kerry khẳng định: “Thế giới và cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi chúng ta phải đạt được tiến bộ nhanh chóng và đáng kể. Điều quan trọng là chúng ta phải cùng nhau hành động”.
Theo ông Kerry, Mỹ và Trung Quốc có thể hợp tác chống biến đổi khí hậu ngay cả khi vẫn còn các tranh chấp khác.
Đặc phái viên khí hậu Mỹ nhấn mạnh rằng, đây không phải là vấn đề chính trị, cũng không phải là vấn đề song phương hay ý thức hệ, mà là “hậu quả nhãn tiền của những lựa chọn”.
Theo đó, Trung Quốc và Mỹ “bắt buộc phải đạt được tiến bộ thực sự” trong vòng bốn tháng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, thuộc Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tháng 11 năm nay.
Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn Trung Quốc hợp tác với Mỹ nhanh chóng và kịp thời để giảm phát thải khí methane, cũng như hạn chế tác động khí hậu của điện đốt than.
Đặc phái viên Mỹ nêu rõ: “Trong ba ngày tới, chúng tôi hy vọng có thể bắt đầu thực hiện một số chiến dịch lớn, vốn sẽ gửi tín hiệu cho thế giới về mục tiêu nghiêm túc của Trung Quốc và Mỹ trong việc giải quyết rủi ro, mối đe dọa, thách thức chung đối với toàn nhân loại do chính con người tạo ra”.
Về phần mình, ông Giải Chấn Hoa cũng hy vọng hai quốc gia bước vào thời kỳ “quan hệ ổn định”, “tìm kiếm điểm chung trong khi gác lại những bất đồng” và kêu gọi đàm phán “thẳng thắn và sâu sắc”.
Cùng ngày 17/7, tờ Global Times (Trung Quốc) đăng bài xã luận, trong đó khẳng định “nếu Mỹ tiếp tục làm leo thang căng thẳng và thù địch giữa hai bên, điều đó khó có lợi cho bất kỳ hình thức hợp tác nào, kể cả trong việc chống biến đổi khí hậu”.
Theo đó, Trung Quốc dường như có cách tiếp cận khác Mỹ và hợp tác chống biến đổi khí hậu cần phải nằm trong tổng thể quan hệ song phương.
Đây là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai quốc gia có lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới kể từ khi cuộc đàm phán về khí hậu bị tạm dừng từ tháng 8 năm ngoái, sau chuyến thăm Đài Loan (Trung Quốc) của Chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là bà Nancy Pelosi.
Diễn ra sau các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Mỹ là Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, chuyến công du của ông Kerry tiếp tục cho thấy nỗ lực của Washington nhằm ổn định quan hệ với Bắc Kinh.
| Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng 'tiêu chuẩn kép và thao túng chính trị' trong vấn đề Iran Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, Bắc Kinh kêu gọi Mỹ, Anh và Australia nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ ... |
| Biến đổi khí hậu: Mỹ kêu gọi trách nhiệm chung từ Trung Quốc, thế giới nên 'chủ động chấp nhận rủi ro'? Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, biến đổi khí hậu đứng hàng đầu trong danh sách những thách thức toàn cầu, và Mỹ và Trung ... |
| Tạm gác lại thỏa thuận hạt nhân, Mỹ muốn điều gì nhất từ Iran? Ngày 16/7, theo người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby, thỏa thuận hạt nhân mới của các cường quốc với ... |
| Tin thế giới 17/7: Cầu nối Crimea-Nga bị tấn công, Moscow ngừng gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Quan chức Mỹ-Trung thảo luận về biến đổi khí hậu ở Bắc Kinh, Bình Nhưỡng cảnh cáo Washington ngừng khiêu khích… là một số tin ... |
| Mỹ hé mở cánh cửa đối thoại, Triều Tiên từ chối ngay lập tức? Ngày 17/7, theo một người phát ngôn giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện Washington để ngỏ khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng, ... |