Mặc dù thấp hơn nhiều so với tiềm năng, nhưng số lượng dầu được bán lậu vẫn lớn đến mức khiến hoạt động xuất khẩu của Iran phục hồi mạnh mẽ.
Đây là lần thứ ba trong vòng hai tháng, Mỹ tiến hành trừng phạt các công ty bị nghi ngờ tạo điều kiện cho xuất khẩu dầu của Iran bằng cách lách lệnh cấm vận mà Washington áp đặt kể từ năm 2018.
Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao Mỹ đang nhắm mục tiêu vào 6 công ty có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Hai bộ cáo buộc các công ty này đã giúp bán "hàng chục triệu USD" dầu và các sản phẩm hóa dầu của Iran cho các khách hàng ở Đông Á.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh ngoại giao giữa Mỹ và Iran đang gặp bế tắc về đàm phán hạt nhân, vốn đã đi vào ngõ cụt kể từ tháng Ba.
Iran đã phản ứng ngay lập tức bằng cách cam kết sẽ có "thái độ đáp trả mạnh mẽ và tức thời" và sẽ triển khai các biện pháp để vô hiệu hóa tác động của các lệnh trừng phạt mới.
Quốc kỳ Iran ở bãi khai thác dầu và khí đốt Soroush trong Vịnh Persian, phía Nam thủ đô Tehran. (Nguồn: Reuters) |
Nghìn lẻ một cách buôn lậu
Có hiệu lực từ hơn 4 năm nay, lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt đối với dầu của Iran đã có tác dụng. Hoạt động xuất khẩu từ nước Cộng hòa Hồi giáo đã sụt giảm rõ rệt. Mặc dù vậy, con số này chưa xuống đến mức 0, mà trên thực tế vẫn đang cao hơn nhiều.
Theo Kpler - công ty phân tích qua thống kê các giao dịch dầu, tháng Sáu năm ngoái, Iran thậm chí đã đạt ngưỡng xuất khẩu gần 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, mức cao nhất trong 3 năm. Con số này chiếm khoảng 1% tiêu thụ toàn cầu, một lượng đáng kể trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và giá cả leo thang.
Homayoun Falakshahi, một nhà phân tích của Kpler, giải thích: “Hầu hết dầu Iran được bán đều che giấu nguồn gốc xuất xứ, bởi người mua muốn tránh rơi vào lệnh trừng phạt của Mỹ”.
Tin liên quan |
Mỹ xem xét miễn trừng phạt các nước mua dầu của Iran |
Các công ty vận chuyển và các công ty trung gian khác đã tạo ra các đường vòng. Phổ biến nhất là chuyển chất lỏng đắt giá này từ thuyền này sang thuyền khác trong các khu vực được giám sát kém.
Các tàu chở dầu thô của Iran cũng có thể tắt đèn hiệu GPS và bật lại khi họ rời khỏi từ một quốc gia khác, để khẳng định rằng hàng hóa của họ đến từ Iraq hoặc Oman, chẳng hạn như vậy. Các tài liệu sau đó được làm giả.
Một phương pháp khác được sử dụng là trộn các loại dầu có nguồn gốc khác nhau để xóa dấu vết.
Tuy nhiên, do gian lận với số lượng quá lớn nên việc buôn lậu không thể che mắt được mọi người, đặc biệt là vì hành động này ngày càng dễ bị theo dõi nhờ vào ảnh vệ tinh và dữ liệu lớn “big data”.
Nhà phân tích Homayoun Falakshahi cho biết thêm: “Người Trung Quốc là khách hàng tiềm năng của nguồn hàng lậu này. Họ chiếm đa số trong khách mua và không quá chú trọng về nguồn gốc thực sự của các lô hàng”.
Người mua chấp nhận rủi ro và họ được hưởng lợi từ việc dầu Iran được giảm giá đáng kể, với mức từ 20-25 USD/thùng.
Người Mỹ cũng không "ngây thơ"
Mặc dù vậy, người Mỹ cũng không "ngây thơ". Sự tăng đột ngột lượng xuất khẩu dầu được cho là của Malaysia sang Trung Quốc không đánh lừa được họ.
Bằng những cách làm ăn kiểu "lạng lách" như thế này, Iran đã đạt được doanh thu từ xuất khẩu dầu, vốn đã bị giảm mạnh kể từ năm 2018.
"Chúng tôi ước tính rằng nước này có thể sản xuất thêm 1,5 triệu thùng nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ", Ehsan Khoman, chuyên gia phân tích của Ngân hàng MUFG có trụ sở tại Dubai, giải thích.
Nhưng kịch bản này, từng đã có nhiều cơ hội thành công vào năm ngoái, giờ dường như đã trở nên rất không chắc chắn.
"Cả hai bên vẫn quyết tâm đi đến đàm phán. Các biện pháp trừng phạt được Washington quyết định trong thời gian tới chỉ là một biện pháp gây áp lực, chúng không thể khiến các cuộc đàm phán thất bại.
Mặc dù vậy, nhiều khả năng các cuộc đàm phán sẽ không thể kết thúc trước cuối năm nay, và dầu của Iran vẫn có thể tiếp tục được xuất khẩu bằng những cách không chính thống như trên", theo dự đoán của ông Ehsan Khoman.
Hồi tháng 5/2018, Mỹ đã tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), ký hồi năm 2015 giữa Tehran và nhóm P5+1 (Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức), đồng thời áp đặt trở lại hai vòng trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này. Vòng trừng phạt đầu tiên diễn ra cách đây hai tháng nhằm vào các lĩnh vực như chế tạo ô tô, buôn bán vàng và kim loại quý hiếm khác. Vòng trừng phạt mới có hiệu lực từ ngày 5/11 nhằm vào lĩnh vực năng lượng và các giao dịch liên quan dầu mỏ cũng như các giao dịch của Ngân hàng Trung ương Iran. |
| Nga chế tạo vệ tinh cho Iran, Mỹ lo ngại Theo một bài viết trên tờ Washington Post của Mỹ, vệ tinh viễn thám Trái đất (ERS) Khayyam - do Nga chế tạo cho Iran ... |
| Mỹ-Iran đàm phán cứu vãn thỏa thuận hạt nhân: Khó đạt được kết quả đột phá Truyền thông Iran ngày 5/8 đưa tin các quan chức nước này cùng với Mỹ đã có cuộc đàm phán gián tiếp cùng ngày thông ... |