Bắt đầu thập kỷ tăng trưởng kinh tế thời hiện đại?

Một năm trước, giới chuyên gia dự đoán về “Roaring‘ 20s ” - một thập kỷ tăng trưởng kinh tế thời hiện đại, trong đó đại dịch Covid-19 đã được khống chế và mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng và tăng trưởng toàn cầu mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo như trước đại dịch nhờ đẩy mạnh thích ứng an toàn với Covid-19. (Nguồn: istock)
Nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo như trước đại dịch nhờ đẩy mạnh thích ứng an toàn với Covid-19. (Nguồn: istock)

Nhưng qua năm 2021 lại có những ý kiến khác, khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị phá vỡ nặng nề, sản xuất bị đình trệ, lạm phát tăng vọt trên toàn thế giới và tăng trưởng GDP không thể đạt được như kỳ vọng.

Bước sang năm 2022, dịch bệnh vẫn chưa buông tha thế giới, khi Delta chưa hết, Omicron - biến thể mới nhất gây đại dịch Covid-19 tiếp tục xuất hiện, buộc các nền kinh tế lại phải cân nhắc áp dụng một loạt hạn chế mới thêm một lần nữa.

Phục hồi nhanh hơn kỳ vọng

Tuy nhiên, trên thực tế, xu hướng phục hồi mạnh mẽ sau sự tàn phá của đại dịch toàn cầu vẫn âm thầm diễn ra. Sau hai năm chiến đấu với đại dịch Covid-19, không chỉ thoát khỏi bóng đen suy thoái, kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng và đang dần trở lại giai đoạn trước đại dịch.

Năm thứ hai của đại dịch Covid-19 kết thúc, hầu hết các dự báo đều cho thấy, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-6% trong năm nay so với mức giảm 3-5% của năm 2020.

Như Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nhận định, “bức tranh kinh tế toàn cầu đang dần tươi sáng hơn sau năm mất mát 2020”. Theo ông, 5-6% là tăng trưởng tốt nhất trong vòng 80 năm qua, thậm chí là con số tốt lành nếu nhìn lại giai đoạn phục hồi của các cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu trước đó.

Động lực phục hồi mạnh mẽ đã được khởi động ngay từ đầu năm 2021, khi các nền kinh tế dần mở cửa trở lại sau khi những làn sóng Covid-19 dần lắng xuống. Đây cũng là lúc các gói kích thích kinh tế khổng lồ phát huy tác dụng và tốc độ phát triển, cũng như bao phủ vaccine được triển khai nhanh hơn tưởng tượng.

Thương mại toàn cầu tăng trưởng 10,7%, trong khi dòng chảy thương mại hàng hóa toàn cầu trong quý III/2021 cũng đạt con số kỷ lục 5.600 tỷ USD và tính chung cả năm sẽ tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu từ WB. Tín hiệu phục hồi từ nhiều nền kinh tế bắt đầu rõ nét hơn, các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc đều cho thấy sức bật mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 6% trong các quý gần đây.

Tuy nhiên, đà phục hồi đang có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm do các làn sóng dịch mới. Dự báo mới nhất của Bloomberg cho thấy, xu hướng phục hồi trong quý IV/2021 vẫn tiếp tục, song chỉ bằng một nửa so với tốc độ của quý trước và ở dưới mức 1%.

Sự nguy hiểm của biến thể Delta và sự lây lan quá nhanh của biến thể mới Omicron đã khiến nhiều nước buộc phải trì hoãn kế hoạch mở cửa, các thị trường hàng hóa xáo động, thị trường vốn lên xuống thất thường, dòng vốn có xu hướng tìm nơi trú ẩn.

Tác dụng phụ của các gói kích thích kinh tế cũng đã xuất hiện, tuy không bất ngờ, nhưng lạm phát phi mã đã trở thành một trong những nguồn cơn của các hỗn loạn trong các chuỗi phân phối và thiếu hụt hàng hóa thiết yếu trong thương mại quốc tế hiện nay.

Tổng giám đốc OECD Mathias Cormann còn cho rằng, lạm phát tăng đột biến là rủi ro chính đối với một triển vọng lạc quan của nền kinh tế toàn cầu năm 2022. Cách mà các nền kinh tế đối phó với lạm phát sẽ quyết định thế giới có rơi vào suy thoái vào các năm tiếp theo hay không.

Thực tế, đầu năm 2021, Mỹ dự báo kết thúc năm với lạm phát 2%, song lạm phát tại nền kinh tế số 1 thế giới hiện tiến sát mức 7%.

2022 - “Nguy và cơ” song hành

Hiện còn quá sớm để biết chắc ảnh hưởng từ biến chủng Omicron sẽ như thế nào. Omicron có khả năng lây nhiễm mạnh, nhưng lại ít độc lực hơn so với các biến chủng trước đó, thậm chí còn được kỳ vọng là “công thần” giúp toàn cầu chấm dứt đại dịch.

Thế giới được dự đoán sẽ có thể tiến về gần hơn với trạng thái bình thường trước đại dịch - đồng nghĩa với việc người dân chi tiêu nhiều hơn, nhu cầu tiêu dùng sẽ đi lên.

Tin liên quan
2022 sẽ là năm 2022 sẽ là năm 'vàng thử lửa' với thị trường hàng hóa

Trên thực tế, nhìn lại năm 2020, nhiều nền kinh tế tệ hơn nhiều so với dự báo từ giới chuyên gia nhưng điều này không còn đúng trong năm 2021, khi đà phục hồi tích cực bất ngờ. Đó cũng là lý do năm 2022 được cho là sẽ có nhiều gam màu tươi sáng.

Tuy nhiên, tình hình có thể không hoàn toàn khả quan như vậy, vẫn còn rất nhiều những “gam màu xám” trên bức tranh kinh tế thế giới năm 2022. Một biến chủng dễ lây nhiễm hơn, nguy hiểm hơn có thể xuất hiện và đẩy lùi các nền kinh tế. Trong kịch bản này, lực cầu sẽ yếu hơn, các rắc rối trong chuỗi cung ứng kéo dài, sản xuất đình trệ...

Thêm vào đó, hàng loạt rủi ro khác vẫn thường trực như khủng hoảng năng lượng, giá thực phẩm bất ổn, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, biến đổi khí hậu… trong khi áp lực lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng trung ương phải “đau đầu” để điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp.

Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgeva nhận định, nền kinh tế thế giới đang có động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng quay lại quỹ đạo như trước đại dịch nhờ đẩy mạnh thích ứng an toàn với Covid-19.

Nhưng Báo cáo mới công bố của The Economist Intelligence Unit (EIU) lại cho rằng, trước năm 2022, nền kinh tế toàn cầu sẽ không thể phục hồi về mức trước khi có đại dịch xảy ra, với sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia.

Theo Giám đốc bộ phận Dự báo toàn cầu của EIU Agathe Demarais, đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng kép toàn cầu, khủng hoảng y tế leo thang kéo theo khủng hoảng kinh tế. Nó đặc biệt nguy hiểm và không xác định đường biên giới, khiến bất kỳ một quốc gia nào, dù giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ, đều khó có thể thoát khỏi.

Nghiên cứu của EIU cho thấy, việc chậm triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 khiến sản lượng kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 2.300 tỷ USD. Trong đó, việc chậm trễ hơn so với các nước giàu trong triển khai chương trình phủ vaccine Covid-19 có thể khiến các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển phải gánh chịu những thiệt hại trên (khoảng 2/3 mức thiệt hại, theo tính toán của EIU).

Tình hình không chỉ khiến khoảng cách giàu nghèo bị nới rộng hơn, còn có thể gây ra sự phẫn nộ, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nền kinh tế đang phát triển.

Dịch bệnh Covid-19 chưa từng có tiền lệ. Các nhà kinh tế khó có thể dự báo chính xác những gì sẽ diễn ra đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2022, trong bối cảnh đại dịch vẫn còn tiếp diễn.

Tất nhiên, bên cạnh những rủi ro vẫn có những cái nhìn khá lạc quan về bức tranh kinh tế thế giới trong năm tới, với kịch bản cơ sở là một đợt phục hồi mạnh mẽ, giá cả hạ nhiệt và giảm dần các chính sách tiền tệ khẩn cấp.

Tuy nhiên, với những diễn biến khó lường của dịch bệnh và những ảnh hưởng khó lường của nó thì mọi dự đoán đều có thể không chính xác.

Lạm phát tăng 'nóng', vì sao Fed vẫn 'bình chân như vại'?

Lạm phát tăng 'nóng', vì sao Fed vẫn 'bình chân như vại'?

Trong bối cảnh giá cả bắt đầu tăng và tình hình đại dịch đã phần nào lắng dịu vào đầu năm 2021, Fed và các ...

Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD

Năm 2022, kinh tế thế giới dự báo vượt ngưỡng 100.000 tỷ USD

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) có trụ sở tại London (Anh) dự báo kinh tế thế giới sẽ vượt mốc ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 17/2/2025: Ma Kết có nhiều ý tưởng mới

Tử vi hôm nay 17/2/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 17/2/2025, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 2 năm 2025

Lịch âm 17/2. Lịch âm hôm nay 17/2/2025? Âm lịch hôm nay 17/2. Lịch vạn niên 17/2/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Mỹ thăm dò đồng minh châu Âu, Pháp triệu tập hội nghị thượng đỉnh về Ukraine sau loạt tuyên bố tranh cãi của Washington

Pháp thông báo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu vào ngày 17/2 để thảo luận về chiến sự ở Ukraine và an ninh ...
Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Công đoàn Việt Nam đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Chủ tịch Quốc hội cho rằng cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động cần ra sức phấn đấu để góp phần đưa nước ta phát triển nhanh và ...
AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

AU có chủ tịch mới, kêu gọi châu Phi đoàn kết chống chọi với những cú sốc toàn cầu

'Những biến động địa chính trị nhanh chóng và dữ dội đang gây ra sự hỗn loạn kinh tế và ngoại giao, báo hiệu sự tái cấu trúc địa chính ...
Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga tấn công nhà máy điện Ukraine, hơn 46.000 người sống trong băng giá, Kiev giành lại ngôi làng gần thành phố chiến lược Pokrovsk

Nga đã tấn công và phá hủy nhà máy nhiệt điện ở Nikolaev (miền Nam Ukraine) trong đêm, khiến hơn 46.000 người dân không có điện sưởi ấm giữa mùa ...
Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025: Thị trường ổn định, dự báo xu hướng xuất khẩu tiêu Việt Nam năm 2025

Giá tiêu hôm nay 17/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Nhật Bản

Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Nhật Bản

Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam lần thứ hai sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm EXPO tại Nhật Bản vào tháng 9/2025.
Kết nối thị trường tài chính toàn cầu, nâng cao danh tiếng của Việt Nam

Kết nối thị trường tài chính toàn cầu, nâng cao danh tiếng của Việt Nam

Một Trung tâm tài chính quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh giúp Việt Nam tăng cường kết nối với thị trường tài chính toàn cầu, tạo ra nguồn lực mới.
Giá tiêu hôm nay 16/2/2025: Thị trường phản ứng trái chiều, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/2/2025: Thị trường phản ứng trái chiều, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/2/2025 tại thị trường trong nước nối dài đà giảm ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Nhiều công nghệ nông nghiệp tiên tiến được giới thiệu tại Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025

Nhiều công nghệ nông nghiệp tiên tiến được giới thiệu tại Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025

Triển lãm Agritechnica Asia Việt Nam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh.
Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng: Dự án chiến lược khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng: Dự án chiến lược khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều nay (15/2), Quốc hội sẽ thảo luận về Chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng.
Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Các chuyên gia dự báo, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2025.
Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside mang đến đặc quyền sống tận hưởng vượt chuẩn mỗi ngày với bộ sưu tập hạ tầng tiện ích nội khu hoàn hảo, khởi đầu cho cuộc sống viên mãn, đong đầy hạnh ...
Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Việc đánh thuế theo thời gian sở hữu nhà đất là không khả thi; giá chung cư Hà Nội chững lại, khó giảm sâu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Người dân ngày càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở tại Hà Nội, năm 2025 bắt đầu chu kỳ mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới, 76 khu công nghiệp phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.
Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bất động sản: Nhà đầu tư có thể mắc kẹt với chung cư sau sốt giá, lý do Bắc Giang hủy 102 dự án, điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thị trường Hà Nội không còn dễ với nhà đầu tư nhỏ lẻ, Bắc Giang huỷ hơn 100 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngay trong tháng đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2 ghi nhận USD đã phục hồi nhẹ trở lại, đồng thời tăng lên mức cao nhất trong một tuần so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2 ghi nhận đồng USD đã giảm khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không vội cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2: Thuế quan của Mỹ giúp USD thoát chuỗi ngày ảm đạm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/2, đồng USD tăng giá sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết áp thuế 25%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2: USD chứng kiến đà tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/2 ghi nhận EUR/USD cần phải vượt qua mức 1,0420 để bớt áp lực giảm giá.
Phiên bản di động