Phản ứng của Ukraine về đề xuất không tấn công vào các cơ sở năng lượng của nhau khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin ngạc nhiên. |
Theo đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết, có thời điểm nước này sẵn sàng từ bỏ các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng của Ukraine, tuy nhiên phản ứng của chính quyền quốc gia Đông Âu trước đề xuất này khiến Moscow ngạc nhiên.
Tin liên quan |
Nếu Nga và Ukraine 'buông tay' thỏa thuận quá cảnh khí đốt, châu Âu sẽ chìm trong nỗi lo |
Ông Shoigu đề cập nỗ lực đàm phán với Kiev về việc hai bên từ bỏ các cuộc tấn công vào các cơ sở năng lượng, bao gồm cả năng lượng hạt nhân, diễn ra ngay trước khi quân đội Ukraine xâm nhập tỉnh Kursk.
Theo Thư ký Hội đồng An ninh Nga, ý tưởng này là do Thổ Nhĩ Kỳ, nước đóng vai trò trung gian, đưa ra. Đề xuất cũng bao gồm việc không tấn công các tàu dân sự ở Biển Đen.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý với đề xuất trên, ông nói rõ: "Đúng, chúng ta hãy đưa ra quyết định này’”.
Tuy nhiên, ông Shoigu lưu ý, Ukraine đã từ chối chấp nhận các điều kiện được đề xuất, khiến Tổng thống Putin rất ngạc nhiên.
Chỉ sau cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) vào tỉnh Kursk và các cuộc tấn công vào nhà máy điện hạt nhân ở Kurchatov, Moscow mới hiểu được nguyên nhân của sự từ chối trên, đó là nỗ lực của quốc gia Đông Âu buộc Nga phải đàm phán theo các điều khoản của Kiev.
Trước đó, Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng, Nga không từ chối đàm phán hòa bình, song các điều kiện phải dựa vào văn kiện đã được sơ bộ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 2022, chứ không phải dựa vào bất kỳ yêu cầu xa vời nào.
Cũng trong ngày 10/9, ông Shoigu đã gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại St. Petersburg. Tại đây, quan chức Trung Quốc cho biết, chính phủ nước này luôn có quan điểm "khách quan và công bằng" về xung đột Ukraine và sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng này thông qua các biện pháp hòa bình.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Tổng thống Joe Biden dự kiến hội đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer vào ngày 13/9 tại Washington D.C, trong đó thảo luận vấn đề hỗ trợ quân sự cho Ukraine và cả những hậu quả tiềm tàng đối với mối quan hệ với Nga nếu xung đột leo thang.
Một trong những chủ đề chính sẽ là thảo luận khả năng cho phép lực lượng vũ trang Ukraine (VSU) thực hiện các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa, điều mà Moscow cảnh báo sẽ khiến phương Tây thành một bên trong xung đột và sẽ bị đáp trả.
| Tin thế giới 10/9: Nga nổi giận vì 'bão' UAV, Ukraine có chơi chiêu hạt nhân để ép đồng minh? Thảm kịch do Israel tấn công 'vùng an toàn' ở Gaza Thủ đô của Nga bị hàng trăm UAV nhắm mục tiêu tấn công, Israel không kích Gaza khiến hàng chục người tử vong, Nga-Trung Quốc ... |
| Nga-Iran sắp có sự hợp tác 'bùng nổ' về an ninh; Tehran phản pháo phương Tây vì cáo buộc chuyển giao vũ khí Ngày 10/9, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu thông báo, nước này sắp hoàn tất các thủ tục nội bộ để đi ... |
| Ukraine dọa 'hậu quả tàn khốc' trong quan hệ với Iran, HĐBA họp khẩn về tình hình xung đột Ngày 10/9, Ukraine tuyên bố họ có thể cắt đứt quan hệ với Iran nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo do Tehran cung ... |
| Bầu cử Mỹ 2024: Hai đối thủ lần đầu giáp mặt, bà Harris công kích bằng từ 'bi kịch', ông Trump lảng tránh một câu hỏi về Ukraine và Palestine Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên ... |
| Thế giới Arab nhóm họp các ngoại trưởng, ra nghị quyết tỏ rõ lập trường về xung đột Dải Gaza, sẽ tung chiêu nhằm vào Israel Ngày 10/9, sau phiên họp lần thứ 162 của Hội đồng Liên đoàn Arab (AL) cấp ngoại trưởng tại thủ đô Cairo (Ai Cập), các ... |