Ứng cử viên Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Bogor, ngày 14/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Có 24 đảng chính trị, gồm 18 đảng quốc gia và 6 đảng khu vực ở Aceh, ra tranh cử trong cuộc bầu cử lần này. Ba ứng cử viên tranh cử chức tổng thống là: Anies Baswedan, Prabowo Subianto và Ganjar Pranowo.
Đây là cuộc bầu cử thứ 5 của Indonesia kể từ quá trình chuyển đổi dân chủ của nước này vào cuối những năm 1990.
Cuộc bầu cử này được đánh giá là lớn nhất, phức tạp nhất trên thế giới, khi cử tri phải lựa chọn 20.614 vị trí gồm tổng thống, phó tổng thống; 152 ghế hội đồng đại diện khu vực (DPD), 580 ghế cơ quan lập pháp cấp quốc gia (DPR); 2.327 ghế cho DPR I (cấp tỉnh) và 17.510 ghế DPRD II (cấp quận, huyện) tại 38 tỉnh và 514 huyện, thành phố.
Cuộc bỏ phiếu bắt đầu lúc 7 giờ sáng và kết thúc lúc 13h00 cùng ngày. Phiếu bầu sẽ được kiểm tại điểm bỏ phiếu ngay trong ngày. Các công sở và trường học được nghỉ 1 ngày cho sự kiện quan trọng này. Tuy nhiên, mưa kéo dài từ đêm hôm trước, kéo dài sang ngày hôm sau tại thủ đô Jakarta đã gây ra một số khó khăn cho các cử tri đi bầu cử. Tuy nhiên, dù thời tiết không thuận lợi, song từ sáng sớm, rất nhiều cử tri Indonesia đã đến điểm bỏ phiếu.
Tại cuộc bầu cử này, độ tuổi của cử tri khá trẻ, với hơn 50% cử tri trong độ tuổi từ 17-40 và khoảng hơn 30% là cử tri dưới 30 tuổi. Các ứng cử viên rất quan tâm đến yếu tố này khi đưa ra chiến lược tranh cử. Những người trẻ sẽ trở thành yếu tố then chốt cho kết quả của cuộc bầu cử.
Các cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu có độ tuổi từ 17 trở lên và phải xuất trình thẻ căn cước công dân khi đi bầu cử. Mỗi loại phiếu được bỏ vào các thùng riêng biệt. Sau khi bỏ phiếu, các cử tri sẽ thực hiện thủ tục nhúng ngón tay vào loại mực có thể lưu trên tay trong 24 giờ để đề phòng gian lận như việc bỏ phiếu hai lần.
Sau khi bỏ phiếu, Bộ trưởng Du lịch và kinh tế sáng tạo, Sandiaga Uno bày tỏ hy vọng các nhà lãnh đạo tương lai sẽ lắng nghe người dân, giải quyết được các vấn đề kinh tế như giá cả tăng vọt, đặc biệt là gạo, an ninh lương thực…. Ông mong muốn chính phủ mới sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, thực thi pháp luật công bằng.
Giá cả sinh hoạt không tăng cao cũng là mong muốn của người dân. Bà Sri Suhartini, cử tri tại thủ đô Jakarta, đã bày tỏ mong muốn chính quyền mới sẽ đem lại phúc lợi tốt nhất cho người dân.
Các điểm bầu cử và quá trình bỏ phiếu có sự giám sát của Ủy ban Bầu cử quốc gia (KPU), Ủy ban Giám sát bầu cử (Bawaslu), đại diện của các đảng, các địa phương và các quan sát viên quốc tế. Ngay sau khi các hòm phiếu được đóng lại vào lúc 13h cùng ngày, việc kiểm phiếu nhanh sẽ được các cơ quan khảo sát độc lập thực hiện và sẽ đưa ra kết quả sơ bộ ban đầu từ sau 15h cùng ngày.
| Nga-Ukraine: Thực hư việc Mỹ từ chối 'đóng băng' cuộc xung đột quân sự, Tổng thống Putin đã sẵn sàng thỏa hiệp? Ngày 13/2, Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin từ Nga tiết lộ sau khi liên hệ với các nhà hòa giải, Washington đã bác bỏ ... |
| Kinh tế Mỹ: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, Fed có cắt giảm lãi suất? Số liệu mới cho thấy CPI của nền kinh tế Mỹ trong tháng 1/2024 tăng 0,3%, sau khi tăng 0,2% hồi tháng 12/2023. Điều chỉnh ... |
| Bầu cử Tổng thống Mỹ: Đặc phái viên khí hậu John Kerry rời vị trí chính quyền, hỗ trợ chiến dịch tranh cử cho ông Biden Ngày 13/1, văn phòng của Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về khí hậu John Kerry thông báo chính trị gia kỳ cựu của ... |
| Trí tuệ nhân tạo tái định hình 2024 và xa hơn... Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn bị giới hạn ở thì tương lai hay vùng đất riêng của khoa học viễn tưởng nữa, vậy ... |
| Viện IISS: Xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi tư duy quân sự ở các nước trên thế giới Kinh nghiệm từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đang bắt đầu ảnh hưởng đến tư duy của quân đội các nước trên thế giới. |