Tham vọng đoạn tuyệt năng lượng Nga, lục địa già châu Âu lại vấp 'đá tảng'. (Nguồn: Dreamstime) |
Châu Âu đã tự đặt ra cho mình những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Tuy nhiên, để chuyển sang năng lượng xanh, giảm 55% lượng khí thải CO2 vào năm 2030 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, châu lục này sẽ cần rất nhiều nguyên liệu thô.
Bỏ năng lượng Nga, châu Âu lại cần nhập nhiều thứ khác
Châu Âu sẽ chỉ có thể đạt được mục tiêu chuyển đổi năng lượng nếu họ sở hữu một số kim loại quan trọng, không thể thiếu.
Một nghiên cứu gần đây đã đưa ra những định lượng về nhu cầu và nhấn mạnh sự cấp thiết phải hành động để giảm sự phụ thuộc của châu lục này vào nguồn cung nước ngoài. Theo đó, Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ thiếu hụt nghiêm trọng lithium, đất hiếm và các kim loại khác rất cần thiết để cắt giảm lượng khí thải carbon, nhưng việc tái chế có thể giúp thu hẹp khoảng cách từ năm 2040.
Nghiên cứu do Liên đoàn các nhà sản xuất và tái chế kim loại màu (Eurometaux) thực hiện cho biết, vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn do những nỗ lực gần đây của EU nhằm giảm bớt phụ thuộc vào Nga về năng lượng. Trong bối cảnh, quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu đang tiến triển nhanh hơn so với các dự án khai thác mỏ, các nguyên liệu không thể thiếu như đồng, coban, lithium, niken và đất hiếm đều có nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung từ nay đến năm 2035.
Một nghiên cứu được chuyên gia Liesbet Gregoir thuộc trường Đại học công giáo Louvain (UC Louvain) thực hiện, với sự cộng tác của Eurometaux, đã lần đầu tiên đưa ra chi tiết về những loại kim loại thô thực sự cần thiết đối với châu Âu.
Tin liên quan |
Giá vàng hôm nay 16/5: Chuỗi giảm giá vàng chưa thể kết thúc, giới đầu tư tiếp tục tháo chạy? |
Theo đó, để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng, châu lục này cần một lượng khổng lồ các kim loại như nickel, cobalt và lithium để sản xuất pin cho xe điện; kim loại thuộc họ “đất hiếm” như neodymium, praseodymium và dysprosium để làm nam châm tuabin gió; nhôm, kẽm và silicon cho các tấm pin "Mặt Trời; nickel và đồng để sản xuất hydro xanh...
Theo dự đoán, “Lục địa già” sẽ cần gấp 35 lần lượng lithium vào năm 2050 so với hiện nay.
Trong khi đó, mức tiêu thụ cũng sẽ tăng 33% đối với nhôm, 35% đối với đồng, 45% đối với silicon, 100% đối với nickel và 330% đối với cobalt, đó là chưa kể đất hiếm.
Đối với một số loại đất hiếm, nhu cầu sẽ cao gấp 7 lần, thậm chí 26 lần so với các kim loại khác.
Bao giờ đến... năm 2050
Vấn đề là châu Âu không thể tự cung tự cấp các loại nguyên liệu thô đó và do đó, châu lục này phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng của mình.
Vậy, bài toán mới đặt ra sau khi châu Âu cương quyết từ bỏ nguồn năng lượng Nga là “làm thế nào để đảm bảo an ninh nguồn cung mà không phụ thuộc nhập khẩu?”
Có một cách đó là tái chế kim loại và dự tính, thông qua việc tái sử dụng, đến năm 2050, châu Âu có thể đáp ứng được khoảng 40-75% nhu cầu cho quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, chuyên gia Liesbet Gregoir cho biết.
Thực tế, hoạt động tái chế hiện có thể đáp ứng từ 40-55% nhu cầu về kim loại cơ bản như nhôm, đồng và kẽm. Tỷ lệ này vẫn có thể tăng lên thông qua việc cải thiện thugom và phân loại...
Đối với các kim loại khác, châu Âu sẽ phải đầu tư vào việc tạo ra các kênh tái chế mới, chẳng hạn liên quan đến pin và các tấm pin Mặt Trời. Do đó, nghiên cứu của chuyên gia Liesbet Gregoir ước tính, vào năm 2050, 77% lượng lithium tiêu thụ ở châu Âu có thể đến từ việc tái chế. Đối với đất hiếm, việc tái chế thậm chí có thể cho phép châu lục này hoàn toàn tự chủ.
Tuy nhiên, từ nay tới năm 2050 là một chặng đường dài và trước khi có một lượng lớn vật liệu tái chế phục vụ cho chuyển đổi năng lượng xanh, châu Âu sẽ vẫn phải dựa vào các nguồn tài nguyên từ bên ngoài. Về khía cạnh này, nghiên cứu của Liesbet Gregoir nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương trong trung hạn của “Lục địa già”.
Ít nhất từ năm 2030, châu lục này có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung 5 kim loại là lithium, cobalt, nickel, đất hiếm và đồng, đồng thời chứng kiến quá trình chuyển đổi năng lượng bị suy giảm. Lý do dẫn đến hiện tượng này là khoảng cách giữa việc mở các mỏ mới và tốc độ chuyển đổi sinh thái.
Vì vậy, câu hỏi đặt ra là châu Âu có nên khẩn trương mở các mỏ và nhà máy lọc dầu không? Châu Âu hiện chỉ sản xuất từ 4-30% số kim loại cơ bản mà họ tiêu thụ. Ở châu Âu, không có mỏ lithium chất lượng cần thiết cho pin hoặc đất hiếm. Sản xuất tại địa phương có thể là một phần của giải pháp, nhưng tiềm năng của các mỏ ở châu Âu là có hạn.
Nếu nghiên cứu ước tính "về mặt lý thuyết", các mỏ mới có thể đáp ứng 5-55% nhu cầu của châu Âu (tùy thuộc vào kim loại) vào năm 2030, thì nghiên cứu cũng nhấn mạnh tương lai rất không chắc chắn của các dự án đang được thực hiện, do sự phản đối của người dân địa phương, sự chậm trễ trong việc cấp phép, công nghệ chưa được kiểm chứng...
Vì lý do này mà nhà nghiên cứu Liesbet Gregoir không lạc quan. Nhà nghiên cứu này nhấn mạnh: “Châu Âu cần phải có một sự thay đổi về mô hình nếu muốn phát triển các nguồn cung địa phương mới, với các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội mạnh mẽ.
Ngày nay, chúng ta không thấy đủ mức độ gia nhập đầy đủ của cộng đồng hoặc các điều kiện kinh doanh để châu lục này xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ của riêng mình. Các dự án thực sự phải tiến hành trong hai năm tới nếu chúng ta muốn sẵn sàng vào năm 2030”.
Vì vậy, nhập khẩu vẫn là phương án khả thi hơn cả. Tuy nhiên, châu Âu phải cẩn thận hơn trong việc lựa chọn các nhà cung cấp, để đảm bảo quá trình chuyển đổi năng lượng không góp phần gây ô nhiễm ở những nơi khác hoặc khai thác và gây nguy hiểm cho các quần thể.
Nghiên cứu nhấn mạnh, Trung Quốc là nhà tinh chế chính của lithium, cobalt và đất hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy của quốc gia này đều chạy bằng than và do đó thải ra rất nhiều khí CO2.
Tại Indonesia, nhà sản xuất nickel lớn nhất trên thế giới, tình hình cũng vậy. Do đó, châu Âu sẽ phải tìm cách đảm bảo các thỏa thuận với các nhà cung cấp đáng tin cậy.
Vẫn còn một đòn bẩy cuối cùng mà châu Âu có thể sử dụng, nhưng tác động rất khó định lượng, đó là sự đổi mới và thay đổi hành vi. Nghiên cứu đặc biệt chú ý đến nền kinh tế chia sẻ, đặc biệt là ở cấp độ phương tiện giao thông, có thể làm giảm nhu cầu đối với kim loại.
| Giá cà phê hôm nay 16/5: Giá chao đảo mạnh, thành trì cuối cùng của robusta, nông dân Brazil bán sớm arabica Hai sàn cà phê phiên cuối tuần trước đảo hướng làm cho các yếu tố kỹ thuật càng tiêu cực. Vùng 2.010 là thành trì ... |
| ASEAN có thể đón đầu làn sóng đầu tư chất lượng từ các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ Diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 45 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ, Hội nghị Cấp cao đặc biệt lần đầu ... |