Bế mạc Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chu Văn
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, Phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Nguồn: TTXVN)

Chiều 13/6, phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7 liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri, nhân dân cả nước rất quan tâm, theo dõi. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng, cho ý kiến cụ thể vào từng nội dung.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến 8 dự án luật, gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến 3 dự thảo nghị quyết, gồm: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đây là 11 dự án luật, nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp thứ 7. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, nhìn chung, các nội dung được chuẩn bị tương đối tốt; hồ sơ, tài liệu đầy đủ, chất lượng, cho thấy tinh thần tích cực, chủ động của các cơ quan trong việc tiếp thu, chỉnh lý các nội dung ý kiến đại biểu Quốc hội tại các phiên thảo luận vừa qua. Trên cơ sở xem xét hồ sơ tài liệu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cho rằng, các dự án luật, dự thảo nghị quyết đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua tại đợt 2 của Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các Ủy ban chủ trì thẩm tra bám sát kết luận, khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo tiếp thu, giải trình và dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Quang cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)
Quang cảnh phiên họp. (Nguồn: TTXVN)

Tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và 2 dự án luật, nghị quyết mới được Quốc hội đồng ý bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, là: dự án luật sửa 4 luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng) và Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Trên cơ sở ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng thư ký Quốc hội xem xét, bố trí cụ thể trong chương trình đợt 2 của Kỳ họp để báo cáo Quốc hội quyết định việc điều chỉnh chương trình.

Trong phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét 3 nội dung thuộc thẩm quyền gồm: Xem xét, quyết định về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2023; Xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vị trí việc làm các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Xem xét Tờ trình số 173 ngày 23/4/2024 của Chính phủ về điều chỉnh Nghị quyết số 273 ngày 11/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở tờ trình, báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc đối với các nội dung thuộc thẩm quyền. Các cơ quan hoàn thiện các dự thảo nghị quyết trên, xin ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bằng văn bản, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ, tập trung cao độ để tiếp thu, chỉnh sửa toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật của các dự thảo luật, nghị quyết, bảo đảm chất lượng cao nhất khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách tiếp tục phát huy trách nhiệm, điều hành công việc hiệu quả, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao để khi biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết đạt sự đồng thuận cao.

Trên cơ sở ý kiến của Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát hành sớm các thông báo kết luận; đồng thời khẩn trương hoàn thiện các báo cáo để gửi các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định.

"Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là các cơ quan liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung để Kỳ họp thứ 7 thành công tốt đẹp. Kỳ họp này khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất nhiều, nhiều nhất tại một Kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Trước đó, tại phiên họp chiều 13/6, cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã rất nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã rất trách nhiệm, khách quan và toàn diện để thực hiện thẩm tra, chỉ ra nhiều vấn đề để đảm bảo tính khả thi của Luật.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định dự án Luật này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương, sớm ban hành và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản hướng dẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành Luật từ ngày 1/8/2024.

Đồng thời, rà soát kỹ các điều khoản chuyển tiếp để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại của từng luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật; nhận diện rõ, đầy đủ rủi ro, thách thức, hệ quả tiêu cực của việc điều chỉnh thời gian có hiệu lực, điều khoản chuyển tiếp của các luật để có giải pháp kiểm soát và khắc phục.

Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét, cho ý kiến đối với 16 nội dung

Phiên họp thứ 34 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét, cho ý kiến đối với 16 nội dung

Phiên họp thứ 34 xem xét, cho ý kiến đối với 8 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết sẽ trình Quốc hội xem ...

Đợt 1 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Nhiều kết quả nổi bật

Đợt 1 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Nhiều kết quả nổi bật

Hoàn thành công tác nhân sự quan trọng, chất vấn, trả lời chất vấn đi thẳng vào vấn đề và đưa ra được nhiều giải ...

Điểm nhấn nổi bật sau 17 ngày họp của Đợt I, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Điểm nhấn nổi bật sau 17 ngày họp của Đợt I, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 8/6, sau 17 ngày làm việc, đợt I của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung ...

Việt Nam-Indonesia: Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan lập pháp

Việt Nam-Indonesia: Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan lập pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược Việt ...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các nước láng giềng Đông Nam Á và ASEAN có vị trí đặc biệt quan trọng, là ưu tiên ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Cuba

Việt Nam hết sức coi trọng mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Cuba

Tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Việt Nam trước sau như một sẽ luôn sát cánh cùng Cuba trong mọi hoàn cảnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc (PowerChina)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng điện lực Trung Quốc (PowerChina)

Chiều ngày 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Vương Tiểu Quân, Phó Chủ tịch Tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc (Powerchina).
MU sẵn sàng chi 40 triệu Euro giải phóng chân sút Joshua Zirkzee

MU sẵn sàng chi 40 triệu Euro giải phóng chân sút Joshua Zirkzee

Theo truyền thông Anh, MU sẵn sàng chi 40 triệu Euro trả Bologna để chiêu mộ Joshua Zirkzee.
Xuất khẩu ròng suy giảm, kinh tế Indonesia vẫn gặt hái thành tựu nhờ những điểm sáng nào?

Xuất khẩu ròng suy giảm, kinh tế Indonesia vẫn gặt hái thành tựu nhờ những điểm sáng nào?

Thành tựu kinh tế Indonesia trong thời gian qua được hỗ trợ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên, Trung Quốc (CRRC)

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên, Trung Quốc (CRRC)

Chiều ngày 24/6, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường

Chiều ngày 24/6, tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Bước ngoặt lịch sử ở Mexico

Với một đất nước mà bạo lực nhằm vào nữ giới đang là vấn nạn, việc nhiều khả năng Mexico lần đầu tiên sẽ có nữ Tổng thống có thể coi là bước ngoặt...
Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Financial Times: Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều cấp thiết với châu Âu

Trọng tâm hành động của Nghị viện châu Âu (EP) trong những năm tới là thay đổi mô hình kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của châu Âu.
Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Truyền thông quốc tế ấn tượng với vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga được truyền thông quan tâm với những đánh giá ấn tượng, cho thấy vị thế ngày càng cao của Việt Nam.
Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Bangkok Post: Tổng thống Nga Putin - 'Idol' của nhiều người dân Việt Nam

Tờ Bangkok Post của Thái Lan phỏng vấn nhiều người dân Việt Nam về cảm nhận đối với Tổng thống Nga Putin.
Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Báo Nga: ‘Việt Nam - Điểm đến đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin’

Việt Nam nổi bật trong số những đối tác thân thiện của Nga, quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước đã được chứng minh trong quá khứ và hiện tại.
Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Lần thứ 8 tới Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ vẫn chưa thể khiến Israel-Hamas 'bắt tay'

Nhằm thúc đẩy ngừng bắn ở Dải Gaza, chuyến thăm 3 ngày tới 4 nước Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thu được kết quả rõ rệt.
Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Muốn cứu nguy kho vũ khí, Mỹ sẽ 'truyền nghề' cho Nhật Bản?

Nhật Bản có thể được Mỹ chuyển giao hoàn toàn công nghệ sản xuất nhiều loại vũ khí trọng yếu.
Phiên bản di động