Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania ngày 12/7. (Nguồn: Reuters) |
Trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã khẳng định với Thủ tướng Kishida: “Không một đối tác nào khác gần gũi với NATO hơn Nhật Bản”.
Tin liên quan |
Nga nói phương Tây ‘bỏ ngoài tai’ các đề xuất hòa bình ở Ukraine, tiết lộ một điều kiện để cuộc xung đột ‘đi đến hồi kết’ |
Bên cạnh đó, ông Stoltenberg cho biết, liên minh xuyên Đại Tây Dương hiện quan ngại trước việc Trung Quốc “tăng cường sức mạnh quân sự” và Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân-tên lửa.
Về phần mình, nhà lãnh đạo Nhật Bản đồng ý với Tổng thư ký NATO về một chương trình hợp tác mới giữa hai bên, trong các lĩnh vực bao trùm an ninh hàng hải, không gian bên ngoài đến không gian mạng và thông tin sai lệch.
Theo Thủ tướng Kishida, Nhật Bản hy vọng có thể hợp tác sâu rộng với NATO - đối tác có cùng lập trường quan điểm, trong đó phản đối “các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hay cưỡng ép… cho dù ở bất kỳ đâu trên thế giới”.
Thủ tướng Kishida - nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 năm ngoái đã khẳng định rằng, an ninh của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không thể tách rời an ninh của châu Âu ngay từ những ngày đầu của xung đột Nga-Ukraine.
Sau cuộc gặp với ông Kishida vào sáng 12/7, ông Stoltenberg đã tổ chức một cuộc họp của các nhà lãnh đạo với bốn quốc gia, được gọi là đối tác châu Á-Thái Bình Dương của liên minh xuyên Đại Tây Dương hay AP4, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Cũng trong ngày 12/7, AP4, đối tác châu Á-Thái Bình Dương của NATO đã có cuộc gặp mặt bên lề Hội nghị thượng đỉnh.
Tại cuộc họp, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã nêu rõ: “Tôi tin rằng, chúng ta - AP4 nên liên kết với NATO để thiết lập một thế trận an ninh tập thể mạnh mẽ. Chúng ta cần tận dụng cơ hội để củng cố cơ chế hợp tác với NATO, cũng như đóng vai trò đi đầu trong an ninh khu vực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Chia sẻ quan điểm với người đứng đầu Hàn Quốc, Thủ tướng Kishida phản đối vụ phóng (tên lửa của Triều Tiên), đồng thời cho rằng, động thái này sẽ làm ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định quốc tế. Ông Kishida cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng phản ứng với ba quốc gia còn lại của nhóm AP4.
Theo Thủ tướng Australia Anthony Albanese, vụ phóng tên lửa trên đã vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc.
Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo đã quy tụ vào “thời điểm rất khó khăn đối với thế giới”, khi xung đột ở Ukraine vẫn còn tiếp diễn.
| Tổng thống Mỹ mời lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên Ngày 29/6, theo thông tin từ quan chức Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi lời mời tham dự hội nghị thượng đỉnh tại ... |
| Lãnh đạo Hàn-Nhật bàn về nước thải nhiễm xạ bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO? Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida khả năng sẽ gặp nhau khi lãnh đạo hai nước tới ... |
| NATO đạt thỏa thuận về kế hoạch phòng thủ, Moscow nói Washington đang ‘dồn’ liên minh vào thế bất lợi nhất Ngày 10/7, vượt “rào cản” của Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đạt ... |
| Chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có đổi lại được sự giúp đỡ của Mỹ về quốc phòng? Ngày 10/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler, trong đó ... |
| G7 sẽ ký Tuyên bố chung về các nguyên tắc đảm bảo an ninh Ukraine Ngày 12/7, Văn phòng Thủ tướng Anh thông báo, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ bàn về các ... |