Nhỏ Bình thường Lớn

Bí ẩn loài cá nhỏ bé tạo âm thanh có thể thành sóng nước giúp di chuyển tốt hơn

Cá Danionella cerebrum chỉ nhỏ cỡ móng tay cái nhưng có thể tạo ra tiếng động vượt quá 140 decibel.
Loài cá nhỏ bé tạo âm thanh có thể thành sóng nước giúp di chuyển tốt hơn
Cá Danionella cerebrum là một trong những loài cá nhỏ nhất thế giới. (Nguồn: The News International)

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PNAS, cá Danionella cerebrum đực có thể tạo ra âm thanh vượt quá 140 decibel.

Tin liên quan
Mỹ phát hiện hai loài cá mập cổ đại 325 triệu năm tuổi trong hang động dài nhất thế giới Mỹ phát hiện hai loài cá mập cổ đại 325 triệu năm tuổi trong hang động dài nhất thế giới

Cường độ âm thanh này tương đương với tiếng còi xe cứu thương, tiếng búa khoan, tiếng súng trường, hay pháo hoa khi nổ. Âm thanh này thậm chí còn lớn hơn cả tiếng máy bay cất cánh (130 decibel).

Điều kỳ lạ là chúng chỉ sở hữu kích thước tối đa lên tới 12mm đối với cá trưởng thành, khiến chúng là một trong những loài cá nhỏ nhất thế giới.

Để có thể tạo ra tiếng động lớn từ một thân hình nhỏ bé, loài cá này tận dụng sự co giãn của phần sụn để tác động vào bong bóng cá - cơ quan chứa đầy khí dùng để kiểm soát độ nổi của cá.

Tuy nhiên, cơ chế chính xác giúp tạo ra âm thanh lớn tới vậy vẫn còn là một điều bí ẩn ở loài cá này. Nói cách khác, cơ chế liên quan đến bong bóng không đưa ra lời giải thích hợp lý về nguồn gốc của âm thanh phát ra.

Nghiên cứu cũng cho thấy đây là loài cá duy nhất trên thế giới từng được phát hiện sử dụng cơ chế tạo ra âm thanh độc đáo này. Một câu hỏi lớn khác là chúng tạo ra âm thanh lớn như vậy để làm gì?

Giả thuyết từ các nhà khoa học cho rằng, âm thanh phát ra có thể tạo thành sóng, giúp cá di chuyển tốt hơn trong vùng nước đục.

Bên cạnh đó, đây cũng có thể là một chiến thuật được cá đực sử dụng để cảnh báo sự tranh giành lãnh thổ, hoặc con mồi của chúng với những cá thể khác.

Báo cáo cho biết, việc nắm bắt được sự thích nghi đặc biệt này sẽ mở rộng kiến thức của nhân loại về chuyển động của động vật và làm nổi bật sự đa dạng giữa các loài. Nó cũng góp phần mở rộng hiểu biết của chúng ta về cơ chế sinh học ở các loài cá nhỏ bé.

(theo Dân trí)

Nghiên cứu: Trung Quốc và kế hoạch gửi cá ngựa vằn lên trạm vũ trụ Thiên Cung

Nghiên cứu: Trung Quốc và kế hoạch gửi cá ngựa vằn lên trạm vũ trụ Thiên Cung

Trung Quốc đang có kế hoạch gửi cá ngựa vằn lên trạm vũ trụ của mình để phục vụ cho nghiên cứu.

Australia phát hiện loài cá mập mới, chưa từng thấy, hình dạng cơ thể độc đáo

Australia phát hiện loài cá mập mới, chưa từng thấy, hình dạng cơ thể độc đáo

Loài cá mập mới được phát hiện có hình dạng cơ thể độc đáo với cặp sừng nhô lên từ mắt và những chiếc răng ...

Thái Lan thông tin về hóa thạch của loài cá sấu cổ đại chưa từng được ghi nhận trên thế giới

Thái Lan thông tin về hóa thạch của loài cá sấu cổ đại chưa từng được ghi nhận trên thế giới

Ngày 18/10, Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đã công bố thông tin về một loài cá sấu mới được biết đến, từng ...

Anh: Sinh vật kỳ lạ kích thước khổng lồ dạt bờ biển được xác định là loài cá mập phơi

Anh: Sinh vật kỳ lạ kích thước khổng lồ dạt bờ biển được xác định là loài cá mập phơi

Phần còn lại của một sinh vật kỳ lạ khổng lồ trôi dạt vào bãi biển đã khiến người dân địa phương sợ hãi vì ...

Indonesia: Loài cá kỳ lạ đổi màu đen khi tức giận

Indonesia: Loài cá kỳ lạ đổi màu đen khi tức giận

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá nhỏ hung dữ của Indonesia có thể đổi màu toàn thân sang đen khi tức giận ...