Nhỏ Bình thường Lớn

Căng thẳng tại Syria chi phối giá dầu

Đây là nhận định của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trong bản báo cáo hàng tháng ngày 13/4.
TIN LIÊN QUAN
cang thang tai syria chi phoi gia dau Chứng khoán, USD đồng loạt giảm sau khi Fed tăng lãi suất
cang thang tai syria chi phoi gia dau Tập đoàn Petrobras thua lỗ bốn năm liên tiếp

Theo đó, những lo ngại liên quan đến tình hình Syria và việc Nga cùng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác cắt giảm sản lượng khai thác dầu đã làm giá dầu tăng. Theo báo cáo hàng tháng của IEA, sự bất ổn tại Syria và Yemen đã giúp đẩy giá dầu thô Brent vượt quá mức 70 USD/thùng.

Bên cạnh đó, việc một số quốc gia tham gia thỏa thuận giảm sản lượng dầu hạ sản lượng nhiều hơn mức quy định đã làm giá dầu tăng lên mức 72,60 USD/thùng đối với dầu thô Brent và 67,65 USD/thùng đối với giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI). Tuy nhiên, không loại trừ khả năng giá dầu bị ảnh hưởng do quyết định áp thuế lẫn nhau của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây. 

cang thang tai syria chi phoi gia dau
Giá dầu đang chịu nhiều ảnh hưởng từ các diễn biến chính trị quốc tế. (Nguồn: AFP)

Trong khi đó, ngày 12/4, OPEC nhận định tình trạng dư thừa dầu mỏ trên toàn cầu đang dần được khắc phục, trước nhu cầu tiêu thụ năng lượng gia tăng và thỏa thuận cắt giảm sản lượng của các nước trong và ngoài khối này. 

Theo báo cáo tháng của OPEC, dự trữ dầu thô trong tháng 2 tại các nền kinh tế phát triển giảm 17,4 triệu thùng xuống còn 2,854 tỷ thùng, trái ngược so với mức tăng trong tháng 1. Tổng Thư ký Mohammad Barkindo cho biết tổ chức này đã thực hiện hơn 150% cam kết cắt giảm sản lượng và nguồn dầu dư thừa đã giảm mạnh kể từ đầu năm 2017, từ 400 triệu thùng xuống mức chỉ còn cao hơn 43 triệu thùng so với con số bình quân của 5 năm qua. 

OPEC nhận định triển vọng lạc quan của kinh tế toàn cầu 2018, doanh số bán xe gia tăng trong những tháng gần đây, lượng tiêu thụ sản phẩm của Mỹ ở mức cao hơn trong tháng 1 và sự thắt chặt ở các thị trường sản xuất trên toàn cầu sẽ là những yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các chế phẩm dầu mỏ. 

Trong khi đó, thống kê cho thấy sản lượng dầu mỏ của OPEC đã giảm 201.000 thùng/ngày so với tháng 2, xuống 31,96 triệu thùng/ngày trong tháng 3, do sản lượng của Angola, Algeria, Venezuela, Saudi Arabia và Libya sụt giảm. OPEC, Nga và một số quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đã bắt đầu cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017. Thỏa thuận này dự kiến sẽ kéo dài đến cuối năm nay và OPEC sẽ nhóm họp vào tháng 6 tới tại Vienna (Áo) để quyết định các bước đi tiếp theo. Saudi Arabia cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trên sẽ tiếp tục được gia hạn cho đến năm 2019. 

Cũng trong báo cáo, OPEC điều chỉnh nâng dự báo mức tăng nguồn cung dầu thô từ các đối thủ ngoài OPEC thêm 80.000 thùng/ngày lên 1,71 triệu thùng/ngày, nhờ sự gia tăng hoạt động sản xuất tại Mỹ và Nga.

cang thang tai syria chi phoi gia dau Liên minh giá dầu OPEC chia rẽ vì dầu đá phiến

Sau hơn một năm thống nhất, OPEC đang có những dấu hiệu chia rẽ rõ rệt. Nếu Saudi Arabia muốn giữ giá dầu ở mức ...

cang thang tai syria chi phoi gia dau "Ác mộng" giá dầu thành hiện thực?

Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã tăng mạnh hơn cả dầu thô truyền thống, nỗi lo sợ đang tăng dần cùng với sự ...

cang thang tai syria chi phoi gia dau ​IATA: Các hãng hàng không lạc quan về triển vọng kinh doanh

Ngày 30/1, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, 75% hãng hàng không tham gia cuộc khảo sát hồi đầu tháng ...

(theo AFP)

Tin cũ hơn

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu? Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?
Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ Tâm điểm nóng bỏng trong chiến lược kinh tế của Tổng thống đắc cử Mỹ
Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng' Ukraine duyệt chi ngân sách khủng để sản xuất và mua vũ khí, thiếu đâu đi vay, Đan Mạch hối thúc châu Âu 'lên tiếng'
Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?