Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Anh Sơn
Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải vừa được Quốc hội bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chiều nay, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.

Dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở Đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV;

Sau đó Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu, tiến hành quy trình bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Quốc hội nghe Trưởng Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.

Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Thái Nguyên và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với bà Nguyễn Thanh Hải bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 92,40% tổng số ĐBQH); có 449 đại biểu tán thành (bằng 92,20% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số ĐBQH).

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Đinh Tiến Dũng bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 445 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91,38% tổng số ĐBQH); có 440 đại biểu tán thành (bằng 90,35% tổng số ĐBQH); có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,62% tổng số ĐBQH); có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,41% tổng số ĐBQH).

Trong ngày hôm nay, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, tiến hành các nội dung sau:

* Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

* Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, kết quả như sau: có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.46 % tổng số ĐBQH); có 459 đại biểu tán thành (bằng 94.25 % tổng số ĐBQH); có 01đại biểu không biểu quyết (bằng 0.21 % tổng số ĐBQH).

* Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Tại phiên thảo luận, có 24 lượt đại biểu phát biểu ý kiến, 04 lượt ý kiến tranh luận. Qua phát biểu, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội thể hiện đồng thuận cao về sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công chứng và đồng ý với nhiều nội dung cơ bản của dự thảo luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng góp ý nhiều vấn đề cụ thể, phân tích, đánh giá những tồn tại, vướng mắc trong thực tiễn và đề xuất phương án chỉnh lý, hoàn thiện nhiều nội dung, nhiều điều khoản của dự thảo luật, cụ thể như: về các hành vi bị nghiêm cấm; tiêu chuẩn bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ công chứng viên; công chứng viên rút vốn khỏi Văn phòng công chứng; thẻ công chứng viên; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; tuổi của công chứng viên; đào tạo nghề công chứng; thành lập phòng công chứng; mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng; bổ sung loại hình tổ chức hành nghề công chứng là doanh nghiệp tư nhân bên cạnh công ty hợp danh; đề xuất mở rộng phạm vi giao dịch về bất động sản được công chứng không phụ thuộc vào địa giới hành chính; cân nhắc cho phép thành lập văn phòng công chứng do 1 thành viên tại vùng sâu, vùng xa; chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng; thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch; công chứng bản dịch; giá trị pháp lý của văn bản công chứng; thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản; tuyên bố vô hiệu của Tòa án; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng;…

Các đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung, chỉnh lý một số quy định như: quy định về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của trợ lý công chứng viên; làm rõ vai trò, sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên; quy định cấm quảng cáo trong hoạt động công chứng; bổ sung trường hợp tạm ngừng hoạt động của văn phòng công chứng; bổ sung việc liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu và quyền khai thác cơ sở dữ liệu; quy định rõ trách nhiệm của người phiên dịch đối với tính xác thực và hợp pháp của nội dung bản dịch; cân nhắc việc bổ sung phạm vi chịu trách nhiệm của công chứng viên;…

Kết thúc thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe: (i) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thay mặt Chính phủ trình bày Tờ trình về phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội; (ii) Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

* Quốc hội thảo luận ở tổ về: (i) Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; (ii) Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Ngày 17/6, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp đồng chí Phó Tự Ứng, Ủy viên ...

Mỹ-Hàn Quốc siết chặt hợp tác tình báo ngoại giao, tập trận chung tăng cường năng lực hậu cần

Mỹ-Hàn Quốc siết chặt hợp tác tình báo ngoại giao, tập trận chung tăng cường năng lực hậu cần

Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quân sự và ngoại giao.

Giới thiệu ẩm thực truyền thống Việt Nam tới bạn bè quốc tế và Đoàn ngoại giao tại Ai Cập

Giới thiệu ẩm thực truyền thống Việt Nam tới bạn bè quốc tế và Đoàn ngoại giao tại Ai Cập

Các khách mời đã được giới thiệu về cách làm món nem truyền thống của Việt Nam, đồng thời được tự tay thực hành gói.

Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước

Công tác đối ngoại nửa đầu năm 2024: Những dấu ấn đồng hành cùng đất nước

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại, ngoại giao sáu tháng đầu năm 2024 tiếp tục tạo dựng cục ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 29/9. Lịch âm hôm nay 29/9/2024? Âm lịch hôm nay 29/9. Lịch vạn niên 29/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Xem tử vi 29/9 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Theo tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của ...
Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria.
Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động