Bị xa lánh ở EU, khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc? Dự án Power of Siberia 2 có đáng?

Hải An
Việc vận chuyển khí đốt bằng đường bộ từ Nga sang Trung Quốc sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của quốc gia Đông Bắc Á và điều này sẽ gây ấn tượng với Bắc Kinh nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ làm gián đoạn đường đi của LNG trên biển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đường ống Power of Siberia 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. (Nguồn: bne IntelliNews)
Đường ống Power of Siberia 2 dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc. (Nguồn: bne IntelliNews)

Gần đây, trong một bài báo của Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể thay thế Liên minh châu Âu (EU) mua khí đốt của Nga hay không, chuyên gia năng lượng độc lập Sergey Vakulenko, nhà phân tích và tư vấn cho một số công ty dầu khí toàn cầu cho biết: “Xây dựng đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia 2 từ Nga đến Trung Quốc là một quyết định hợp lý, thậm chí có ý nghĩa ngay cả trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, dự án sẽ không bao giờ có thể thay thế được hoạt động buôn bán khí đốt đang suy giảm của Moscow với châu Âu”.

Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), Nga từng bán hơn 150 tỷ m3 khí đốt hằng năm cho các nước phương Tây, thu về khoảng 20–30 tỷ USD tiền thuê tài nguyên mỗi năm. Tiền thuê tài nguyên được tính bằng phần thặng dư còn lại sau khi trừ tổng chi phí cho sản xuất và vận chuyển với tỷ suất lợi nhuận hợp lý.

Tuy nhiên, từ tháng 2/2022, mọi chuyện đã thay đổi. Đường ống dẫn khí đốt từng phát triển mạnh mẽ của tập đoàn nhà nước Gazprom tới châu Âu “khô héo”, buộc Moscow phải tìm kiếm các thị trường thay thế cho nguồn nhiên liệu của mình, đặc biệt là từ khu vực Yamalo-Nenets giàu tài nguyên và phần lớn chưa được khai thác.

Giải pháp thay thế khả thi nhất cho Nga là thị trường Trung Quốc rộng lớn và đang phát triển nhanh chóng. Các cuộc thảo luận về việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ bán đảo Yamal của Nga tới quốc gia châu Á này đã diễn ra trong gần hai thập niên, nhưng sự suy giảm hoạt động kinh doanh ở châu Âu của xứ bạch dương cùng với quan hệ địa chính trị đối đầu giữa Moscow và phương Tây đã khiến các cuộc đàm phán đó trở nên cấp bách hơn.

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Ít lợi nhuận hơn

Người Trung Quốc đang khá “cứng rắn” trong đàm phán về giá cả với Nga. Trong khi hoạt động kinh doanh khí đốt ở châu Âu của Moscow từng kiếm bội tiền thì POS2 có vẻ như sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn nhiều.

Khí đốt của Gazprom từng là nguồn năng lượng chính cho châu Âu, với các tuyến đường ống khác nhau, bao gồm đường dẫn xuyên qua Belarus và Ba Lan, cũng như các đường ống Nord Stream và qua Ukraine. Mỗi tuyến có chi phí và doanh thu khác nhau nhưng lợi nhuận rất đáng kể.

Chuyên gia Vakulenko cho biết, trong năm 2015-2019, Đức - thị trường xuất khẩu năng lượng hàng đầu của Nga tại EU - đã trả trung bình 220 USD/1.000 m3 khí đốt nhập khẩu và thu nhập ròng trung bình của Moscow đạt tới 155 USD/1.000 m3 sau khi trừ chi phí vận chuyển và thuế.

Theo ông Vakulenko: “Chi phí cung cấp khí đốt qua Nord Stream là 65 USD/1.000 m3, so với 85 USD qua Ukraine. Vì Đức trả 220 USD nên lợi nhuận ròng (tức là doanh thu trừ đi chi phí vận chuyển) lần lượt là 155 USD hoặc 135 USD trên 1.000 m3 khí đốt trước khi khấu trừ thuế khai thác khoáng sản (MET) và thuế xuất khẩu. Trong khi đó, giá trung bình của dầu Brent tại thời điểm này là 58 USD/thùng.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng (15-21/4): Nga rút quân khỏi Karabakh, phát hiện tên lửa đạn đạo ở bờ Biển Chết, Đức-Trung Quốc tìm điểm chung, Ngoại trưởng Mỹ mua kem Ảnh ấn tượng (15-21/4): Nga rút quân khỏi Karabakh, phát hiện tên lửa đạn đạo ở bờ Biển Chết, Đức-Trung Quốc tìm điểm chung, Ngoại trưởng Mỹ mua kem

Ngược lại, đường ống POS2, vận chuyển khí đốt Nga sang Trung Quốc, có công suất dự kiến 50 tỷ m3 mỗi năm, thấp hơn lượng khí đốt Moscow bán cho phương Tây và đương nhiên, lợi nhuận sẽ thấp hơn.

“Ngay cả khi POS2 được triển khai thành công, nó cũng sẽ không thể bù đắp hoàn toàn cho sự mất mát của Nga ở thị trường châu Âu. Năm 2019, nước này đã bán 165 tỷ m3 khí đốt qua đường ống cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Công suất dự kiến của POS2 nhỏ hơn nhiều, chỉ 50 tỷ m3”, nhà phân tích Vakulenko nói.

Không chỉ giá bán thấp hơn mà chi phí vận chuyển khí đốt trên tuyến đường dài hơn tới Trung Quốc cũng cao hơn, ước tính ở mức 97 USD/1.000 m3.

Trong khi doanh thu trung bình từ việc cung cấp khí đốt đến Trung Quốc dự kiến là 170 USD/1.000 m3, chi phí vận chuyển và tuyến đường dài hơn có thể giảm lợi nhuận ròng xuống chỉ còn 73 USD/1.000 m3.

Chuyên gia Vakulenko nói, con số trên “thấp hơn nhiều so với khoản lợi nhuận ròng 135-155 USD/1.000 m3 từ việc bán hàng sang Đức, nhưng 73 USD/1.000 m3 cũng không phải là tệ và có thể tăng lên 100 USD nếu Gazprom cố gắng giữ cho chi phí vốn xây dựng không vượt quá mức”.

POS2 - Thuận lợi và khó khăn

Ông Vakulenko tính toán: “Sự đồng thuận của các chuyên gia về tổng chi phí sản xuất khí đốt tại các mỏ Yamal dao động từ 15 đến 25 USD/1.000 m3, không bao gồm MET và thuế. Giá bán cho người tiêu dùng công nghiệp ở các khu vực sản xuất khí đốt khoảng 40 USD, đã bao gồm tất cả các loại thuế.

Kết hợp những tính toán này với các thông số của POS2 cho thấy, dự án có thể mang lại tiền thuê từ 2,5 tỷ USD đến 4,3 tỷ USD mỗi năm. Con số này khác xa so với khoản 20 tỷ USD/năm Moscow bị mất ở thị trường châu Âu, nhưng vẫn là một khoản thu đáng kể”.

Khí đốt Nga. (Nguồn: AFP)
Trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine (tháng 2/2022), Nga từng bán hơn 150 tỷ m3 khí đốt mỗi năm cho các nước phương Tây. (Nguồn: AFP)

Thỏa thuận POS2 với Trung Quốc cũng mang lại lợi nhuận cho ngân sách Nga. Nếu MET và thuế xuất khẩu được đánh vào các giao dịch bán này ở mức tiêu chuẩn (lần lượt là 15% và 30%), thì Moscow sẽ nhận được 76,5 USD/1.000 m3 khí đốt xuất khẩu. Điều này có thể khiến Gazprom thiệt thòi sau chi phí vận chuyển, nhưng chính phủ thường đưa ra các chính sách giảm thuế cho các dự án như vậy, bao gồm POS1.

POS2 có vẻ có lợi thế khi so sánh với các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Chi phí hóa lỏng tại Yamal LNG gần bằng mức trung bình của các dự án tương tự và đắt hơn các nhà máy của Mỹ và Qatar. Ngay cả khi không tính đến chi phí vận chuyển LNG, chi phí đường ống cũng gần bằng phương án LNG.

Dự án POS2 cũng có lợi thế là sản phẩm được sản xuất hoàn toàn tại Nga, khi nước này bị cắt đứt với phương Tây và điều đó có thể khiến việc xây dựng có thể rẻ hơn POS1. 1.500km đầu tiên của POS2 có thể đi dọc tuyến đường ống hiện có đến Tomsk và Kuzbass, sau đó theo đường sắt xuyên Siberia đến biên giới Mông Cổ, rồi tiếp tục nối với đường sắt đến Bắc Kinh.

Đường ống này sẽ được các công ty Nga xây dựng bằng cách sử dụng thép sản xuất tại các nhà máy trong nước, do đó, chi phí sẽ giảm hơn. Nếu tính đến điều này, việc xây dựng POS2 có thể hoàn thành sau 5-6 năm và có thể đi vào hoạt động sớm, tiếp quản lượng khí nhàn rỗi đã từng chảy sang châu Âu.

Tuy nhiên, Gazprom cũng gặp thách thức không nhỏ. Ông Vakulenko nói: “Gazprom không có lựa chọn thay thế hợp lý nào cho công thức chốt giá mà họ đã đồng ý cho POS1 vào năm 2014. Trên thực tế, có rất ít cơ hội thuyết phục Bắc Kinh rằng lần này giá sẽ cao hơn”.

Trung Quốc có nhiều lựa chọn nguồn cung chứ không chỉ có Nga. Bắc Kinh cũng mua khí đốt từ Turkmenistan và Kazakhstan. Ngoài ra, thị trường LNG đang phát triển nhanh chóng, mang lại cho nền kinh tế số 2 thế giới thêm những nguồn cung thay thế khác, trong khi cả Mỹ và Qatar đều đang nhanh chóng mở rộng sản xuất LNG.

Với nhiều nhà cung cấp, Trung Quốc dự kiến sẽ tận dụng tối đa lợi thế của mình để hạ mức giá Gazprom xuống mức thấp nhất và có khả năng sẽ trì hoãn các cuộc đàm phán cho đến năm 2025–2026 khi các nhà máy LNG mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động ở cả Mỹ và Qatar.

Điều có lợi cho Gazprom là trong khi Bắc Kinh có lựa chọn mua khí đốt từ Turkmenistan, ưu tiên của nền kinh tế số 1 châu Á là đa dạng hóa nguồn cung cấp để tăng cường an ninh năng lượng. Dự báo, phát triển năng lượng của Trung Quốc dựa trên nhu cầu khí đốt tiếp tục tăng ít nhất đến năm 2040 và duy trì ổn định trong ít nhất một thập niên tiếp theo.

Việc vận chuyển khí đốt bằng đường bộ từ nước Nga sẽ là một điểm cộng cho an ninh năng lượng của Trung Quốc và điều này sẽ gây ấn tượng với Bắc Kinh vì tuyến đường này có thể đóng vai trò quan trọng nếu các lệnh trừng phạt hoặc xung đột thương mại của Mỹ làm gián đoạn việc vận chuyển LNG trên biển.

Nhưng ngay cả khi dự án được tiến hành, không giống như các đường ống dẫn khí đốt ban đầu của Liên Xô tới châu Âu, quá trình chuyển đổi xanh có nghĩa là hoạt động kinh doanh khí đốt có thời gian phát triển hạn chế vì nhiên liệu hóa thạch cuối cùng sẽ bị loại bỏ.

Chuyên gia Vakulenko kết luận: “Sự khác biệt cơ bản giữa hiện nay và những năm 1960-1980 là vào thời điểm đó, triển vọng phát triển thị trường khí đốt châu Âu dường như không giới hạn. Không có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu khí đốt sẽ giảm và thực sự, thương mại khí đốt Nga-châu Âu đã vượt quá mọi tính toán thời Liên Xô.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động buôn bán khí đốt giữa Moscow và Bắc Kinh có thể sẽ kết thúc vào khoảng năm 2060 hoặc thậm chí sớm hơn do quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Mọi hy vọng về đẩy mạnh sự hợp tác này (bằng cách tăng khối lượng cung cấp, gia hạn hợp đồng…) đều dẫn đến đánh cược rủi ro rằng quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sẽ không diễn ra như kế hoạch. Rất có thể, trong vòng vài thập niên nữa, POS2 sẽ trở nên lỗi thời”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra

Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu đã tạo cơ hội ngắn hạn cho tăng trưởng LNG, nhưng các ...

Tin thế giới ngày 8/3: Mỹ bắt nhân viên tình báo bán bí mật cho Trung Quốc, Ukraine trưng bằng chứng Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga

Tin thế giới ngày 8/3: Mỹ bắt nhân viên tình báo bán bí mật cho Trung Quốc, Ukraine trưng bằng chứng Triều Tiên gửi vũ khí cho Nga

Mỹ cảnh báo âm mưu khủng bố tại Moscow, Trung Quốc huy động 27 tỷ USD để 'đấu' với Mỹ về chip bán dẫn, Tổng ...

Tin thế giới 19/3: Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU 'chơi chiêu' với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc 'khuyên' Mỹ ngừng một việc

Tin thế giới 19/3: Ukraine hé lộ vũ khí giúp giành lợi thế, EU 'chơi chiêu' với Nga để xoa dịu dư luận? Trung Quốc 'khuyên' Mỹ ngừng một việc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus

Kinh tế thế giới nổi bật (15-21/3): Nga chi đậm phát triển 12 'siêu' dự án, Mỹ vui nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU cấm nông sản Belarus

Nga chi 130 tỷ USD để phát triển 12 “siêu” dự án, Mỹ được thúc đẩy nhờ giá khí đốt, Ba Lan kêu gọi EU ...

Giá khí đốt tự nhiên liên tục giảm, LNG 'thất thế'? Châu Âu và những quốc gia nào hưởng lợi?

Giá khí đốt tự nhiên liên tục giảm, LNG 'thất thế'? Châu Âu và những quốc gia nào hưởng lợi?

Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho hay, thời kỳ hoàng kim của khí đốt tự nhiên hóa lỏng ...

(theo bne IntelliNews)

Xem nhiều

Đọc thêm

Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Trung Quốc tìm ra cách chỉnh sửa gene giúp cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tìm ra một phương pháp mới giúp tăng đáng kể năng suất cây trồng trong bối cảnh ...
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ ...
Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Sau Ấn Độ, Tổng thống Sri Lanka chuẩn bị công du Trung Quốc

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake sẽ đến thăm Trung Quốc - quốc gia cho vay song phương lớn nhất của hòn đảo này vào giữa tháng Giêng tới.
Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Fed đau đầu 'dè chừng' loạt chính sách khó lường của ông Donald Trump

Sự trở lại của ông Donald Trump tại Nhà Trắng đang đưa Fed vào thế khó khi phải đối mặt với những bất ổn từ các đề xuất chính sách ...
Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Cuộc đua chip DDR5 giá rẻ: Trung Quốc quyết định cuộc chơi?

Nhà sản xuất DRAM tiên tiến nhất Trung Quốc đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường chip DDR5 với khối lượng sản xuất lớn và giá thành cạnh tranh.
Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Dự báo lạc quan về tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025 bất chấp khó khăn

Ngành nông nghiệp Thái Lan dự kiến ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Giá heo tăng giảm trái chiều, giá thức ăn chăn nuôi giảm, ông lớn ngành chăn nuôi thu lợi lớn

Thị trường heo hơi hôm nay biến động trên toàn quốc. Khảo sát mới nhất cho thấy heo hơi tại ba miền đang có giá dao động từ 62.000 - 67.000 đồng/kg.
Giá xăng dầu hôm nay 21/12: Đi ngang, chờ tín hiệu từ Trung Quốc và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 21/12: Đi ngang, chờ tín hiệu từ Trung Quốc và Mỹ

Giá xăng dầu hôm nay 21/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/12, giá dầu gần như đi ngang khi thị trường cân nhắc nhu cầu của Trung Quốc và lạm phát tại Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024: Thị trường biến động không đồng nhất, dự báo xu hướng giá năm 2025

Giá tiêu hôm nay 21/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 147.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động