Hãng vận tải khổng lồ Maersk của Đan Mạch tiếp tục chuyển hướng các tàu container tránh tuyến Biển Đỏ dẫn vào Kênh đào Suez. (Nguồn: Anadolu) |
Theo hãng tin AFP, ban đầu, Cơ quan Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) báo cáo có vụ nổ gần một tàu chở hàng đang đi giữa bờ biển Eritrea và Yemen nhưng không có thiệt hại nào đối với tàu và thủy thủ đoàn.
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) sau đó cho biết, phiến quân Houthi đã bắn hai tên lửa đạn đạo chống hạm vào phía Nam Biển Đỏ, nơi có nhiều tàu thương mại nhưng "không có tàu nào báo cáo bất kỳ thiệt hại nào".
Lưu ý đây là vụ tấn công thứ 24 nhằm vào hoạt động vận chuyển của các thương gia trong khu vực kể từ ngày 19/11/2023, CENTCOM nhấn mạnh, những hành động bất hợp pháp này "đã gây nguy hiểm đến tính mạng của hàng chục thủy thủ vô tội và tiếp tục phá vỡ dòng chảy thương mại tự do quốc tế”.
Tin liên quan |
Câu trả lời kiên quyết của Mỹ trên Biển Đỏ |
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc dự kiến triệu tập cuộc họp trong ngày 3/1 để để thảo luận tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ cũng như tìm cách duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Nicolas de Riviere, nước đang đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên HĐBA, nhận định, tình hình tại Biển Đỏ đang “rất xấu” và “liên tiếp xảy ra các vụ vi phạm và hành động quân sự trong khu vực này” ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của tàu bè.
Lực lượng Houthi, đang kiểm soát phần lớn Yemen, bao gồm cả thủ đô Sanaa, đã tăng cường tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ nhằm phản đối xung đột Hamas-Israel ở Gaza.
Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công ở Biển Đỏ cho đến khi Israel dừng xung đột, đồng thời cảnh báo sẽ tấn công các tàu chiến Mỹ nếu Houthi trở thành mục tiêu tấn công.
Trong một diễn biến liên quan, cũng trong ngày 2/1, hai hãng vận tải khổng lồ là Maersk của Đan Mạch và Hapag-Lloyd của Đức cho biết, các tàu container của họ sẽ tiếp tục tránh tuyến Biển Đỏ dẫn vào Kênh đào Suez sau cuộc tấn công cuối tuần qua vào một trong các tàu của Maersk.
Hai hãng này đã định tuyến lại một số chuyến đi qua Mũi Hảo Vọng, phía Nam châu Phi. Sự gián đoạn và chuyển hướng này có nguy cơ làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa và dấy lên lo ngại nó có thể gây ra một đợt lạm phát mới trên toàn cầu.
Khoảng 1/3 lượng hàng hóa chuyên chở bằng tàu container toàn cầu sử dụng kênh đào Suez. Việc chuyển hướng tàu quanh mũi Hảo Vọng dự kiến sẽ tiêu tốn thêm tới 1 triệu USD tiền nhiên liệu cho mỗi chuyến đi khứ hồi giữa châu Á và Bắc Âu.
| Tin thế giới 2/1: Nga tung vũ khí mạnh, Ukraine tính 'chơi lớn' ở Crimea? Tương lai quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc Những "đòn" ăn miếng trả miếng giữa Nga và Ukraine, vụ va chạm máy bay chết người ở Nhật Bản, tình hình xung đột ở ... |
| Anh tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự ngăn Houthi tấn công ở Biển Đỏ Ngày 1/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết nước này "sẵn sàng hành động trực tiếp" chống lại phiến quân Houthi do ... |
| Tàu chiến Iran tiến vào Biển Đỏ, tình hình nóng lên từng giờ Ngày 1/1, tàu chiến Alborz của Iran đã tiến vào Biển Đỏ qua eo biển Bab al-Mandab. Động thái này diễn ra trong bối cảnh ... |
| Giá xăng dầu hôm nay 3/1: Căng thẳng tại Biển Đỏ gia tăng đẩy giá dầu lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 3/1, giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh giới đầu tư giảm bớt lo ngại về ... |
| Điểm tin thế giới sáng 3/1: Hamas đặt điều kiện thả con tin, Na Uy cho phép bán vũ khí trực tiếp cho Ukraine, Pháp đóng cửa Đại sứ quán tại Niger Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 3/1. |