Biển Đông: Cần tiếng nói ngoại giao chung, mạnh mẽ hơn

Các nước có lợi ích tại Biển Đông cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Trung Quốc nếu không muốn mất khả năng hoạt động trong khu vực này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bien dong can tieng noi ngoai giao chung manh me hon
Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng tại đảo Phú Lâm. (Nguồn: Stratfor.com)

Peter Jennings, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Chiến lược Australia đã nhận định như trên trong bài viết đăng trên The Australian Financial Review ngày 21/2.

Động thái bất chấp

Việc Trung Quốc bất ngờ triển khai tên lửa tới đảo Phú Lâm ở Biển Đông đã hâm nóng bầu không khí trong khu vực và khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.

Trước hết, động thái trên cho thấy ưu tiên của Bắc Kinh hiện tại là củng cố quyền kiểm soát tại khu vực bất chấp những phản ứng chính trị và ngoại giao của các nước khác. Rõ ràng, các cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Washington vào tháng 9/2015 với nội dung không quân sự hóa khu vực chỉ một chiến thuật trì hoãn chứ không phải là một lời hứa nghiêm túc.

Phương pháp tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là dù vẫn quan tâm tới các vùng biển tranh chấp nhưng luôn hy vọng điều này không làm tổn hại tới quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Đây có lẽ là một sai lầm bởi Trung Quốc đang lợi dụng sự dè dặt của Mỹ để có cơ hội khẳng định quyền kiểm soát ở khu vực. Tuy nhiên, gần đây, Chính quyền của Tổng thống Obama có xu hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề này.

Lo ngại tiếp theo chính là tác động quân sự. Tên lửa đất đối không HQ-9 mà Trung Quốc mang tới đảo Phú Lâm là một một vũ khí tinh vi với phạm vi hoạt động 200km. Chúng ta đã từng chứng kiến Nga triển khai tên lửa Buk vào Ukraine và tên lửa này đã bắn rơi máy bay dân sự MH-17 của Malaysia. Những loại tên lửa này đều là loại công nghệ có thể làm thay đổi tính toán của các nước muốn khẳng định quyền bay qua khu vực.

Việc Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Thủ tướng New Zealand John Key ngày 19/2 kêu gọi các bên kiềm chế và làm dịu căng thẳng là hợp lý. Nhưng trên thực tế, vấn đề Biển Đông đã chuyển từ tranh chấp thành khủng hoảng, do vậy, cần phải có những biện pháp giải quyết mạnh mẽ hơn nữa. 

Cần các biện pháp ngoại giao cứng rắn

Một số nhà bình luận Australia đưa ra phương án giải quyết đơn giản là cộng đồng quốc tế chấp nhận sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, đây là kịch bản hết sức nguy hiểm, đánh dấu sự đảo chiều trong chính sách tái cân bằng của Mỹ sang châu Á và khiến cho các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc có cảm giác bị cô lập khi phải đối mặt với sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc.

Cách tiếp cận tốt hơn để giải quyết tranh chấp Biển Đông có lẽ là Mỹ và các nước trong khu vực tăng cường phối hợp để đối phó với Trung Quốc. Các nước cũng cần đưa ra những phản ứng ngoại giao chung và mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh. Không chỉ có Mỹ, một số nước khác trong khu vực cũng nên thực hiện bay tuần tra và các hoạt động tự do hàng hải tại Biển Đông.

Các nước cũng nên yêu cầu Trung Quốc rút các tên lửa khỏi đảo Phú Lâm và đề nghị tất cả các bên kiềm chế việc triển khai hệ thống tên lửa trên các vùng lãnh thổ đang tranh chấp trong khu vực. Nếu Bắc Kinh từ chối yêu cầu thì chính nước này đi ngược lại với những tuyên bố của họ về việc không quân sự hóa các đảo.

Bên cạnh đó, các nước nên cảnh báo và chống lại bất kỳ ý định nào của Trung Quốc nhằm tuyên bố Khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) ở một phần hoặc toàn bộ Biển Đông. Tuyên bố ADIZ có thể là bước tiếp theo của Bắc Kinh trong việc khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền của mình ở khu vực.

Cuối cùng, các nước tuyên bố có lợi ích chiến lược trong việc tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, nổi bật nhất là Australia và Nhật Bản, cần phải chứng minh sự quan tâm thực sự của mình bằng cách tăng cường thực hiện các hoạt động thể hiện quyền tự do hàng hải trong khu vực này.

Như vậy, chúng ta đang đứng trước hai lựa chọn: có thể thực hiện quyền hợp pháp theo luật quốc tế, hoặc có thể mất khả năng hoạt động trong khu vực Biển Đông bằng cách mặc nhận sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Hằng Phạm (Theo Financial Review)

Đọc thêm

Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh

Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định trong điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh David Cameron chiều 10/5.
Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày mai (11/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều, tối mưa to cục bộ; Đông Nam Bộ nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (11/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ'

Mời Chủ tịch Trung Quốc về quê ngoại, Tổng thống Pháp thể hiện 'ngoại giao quyến rũ'

Tới vùng núi Pyrenees, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trò chuyện trực tiếp để giải quyết các khác biệt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới tại sự kiện Chuyển đổi ...
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Duma quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các ứng cử viên thủ tướng, phó thủ tướng và đa số bộ trưởng.
'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

'Làm ngơ' với khí đốt Nga đủ lâu, đã đến lúc EU đặt lên 'bàn cân', xuất hiện lỗ hổng lớn

Châu Âu đã 'làm ngơ' trước 1/5 sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đang chảy qua các cảng của Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Tổng thống Putin chọn ai làm Thủ tướng cho nhiệm kỳ mới?

Duma quốc gia (Hạ viện Nga) sẽ bỏ phiếu phê chuẩn các ứng cử viên thủ tướng, phó thủ tướng và đa số bộ trưởng.
Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ họp bàn với các nước Đông Bắc Á, chỉ ra cách khả thi duy nhất cho hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên

Mỹ coi ngoại giao và đối thoại với Triều Tiên là phương thức khả thi duy nhất đạt được hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel: Mối quan hệ với Nga thực sự quan trọng

Đại sứ Israel tại Nga khẳng định việc đối thoại giữa hai nước rất quan trọng, bao gồm cả những vấn đề mà các bên 'hoàn toàn không nhất trí'.
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết sửa đổi do các quốc gia Arab đề xuất nhằm công nhận tư cách thành viên của Palestine.
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động