Nhỏ Bình thường Lớn

Biển Đông “hâm nóng” cuộc đấu Trung - Nhật

Trong khi Nhật Bản nỗ lực đưa vấn đề Biển Đông ra cộng đồng quốc tế, Trung Quốc phản ứng bằng những lời đe dọa và cảnh báo.

 

TIN LIÊN QUAN
bien dong ham nong cuoc dau trung nhat Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn: Bước tái khởi động ngoạn mục
bien dong ham nong cuoc dau trung nhat Cơ hội hàn gắn quan hệ Trung - Nhật

Theo Japan Times, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra vào 26-27/5 tại Nhật Bản, Thủ tướng nước chủ nhà Shinzo Abe sẽ thuyết phục các đối tác thành lập một “mặt trận thống nhất” chống lại các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

Chủ đề gây mâu thuẫn

Thủ tướng Nhật Bản mong muốn tái khẳng định với lãnh đạo các nước tham dự về tầm quan trọng của việc tuân thủ các phán quyết của tòa án dựa trên luật pháp quốc tế. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Tokyo tin rằng Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tại La Haye sắp tới sẽ đưa ra phán quyết khẳng định những đòi hỏi chủ quyền  của Bắc Kinh đối với hầu hết toàn bộ diện tích Biển Đông là không hợp pháp.

Hiện nay, trong khi truyền thông Trung Quốc trấn an dư luận nước nhà bằng nhiều báo cáo cùng ý kiến chuyên gia dự đoán “ý đồ của Nhật Bản tại Hội nghị G7 sẽ bất thành”, một điều tra xã hội mới đây trên Thời báo Hoàn cầu - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc,  cho thấy người dân không hề lạc quan. Theo đó, hơn 76% số người tham gia khảo sát đã chọn phương án “Có”, khi trả lời câu hỏi duy nhất: “Liệu G7 có nghe theo sự vận động của Nhật Bản và gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông?”.

bien dong ham nong cuoc dau trung nhat
Các lãnh đạo trong nhóm G7 họp tại Đức năm 2015. (Nguồn: Xinhua)

Nhà nghiên cứu Lưu Hải Dương (Đại học Nam Kinh - Trung Quốc) nhận định Tokyo đang cố gắng giảm áp lực từ Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông, đồng thời làm nổi bật hình ảnh “Trung Quốc gây sự khắp nơi” tại các diễn đàn quốc tế. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội Sử học Trung - Nhật Cao Khải Khoan cho rằng, việc đưa vấn đề Biển Đông ra Hội nghị G7 sẽ gây bất lợi cho ổn định khu vực. Ông Cao nói: “Nhật Bản nhấn mạnh cải thiện và phát triển quan hệ với Trung Quốc nên đã cử Ngoại trưởng Fumio Kishida đến thăm Bắc Kinh. Tuy nhiên, hành động của Tokyo hiện đang mâu thuẫn với tuyên bố của họ”.

Cho đến nay, Trung Quốc luôn lên tiếng phản đối chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này, cho rằng nhóm các cường quốc chỉ nên bàn về các vấn đề kinh tế, đồng thời cảnh báo việc Nhật Bản nêu vấn đề Biển Đông là “hành vi khiêu khích”, có thể khiến hội nghị “bị chệch hướng khỏi những mục tiêu xứng đáng hơn”.

Khó tạo thay đổi lớn

Có thể thấy, Nhật Bản ngày càng quan tâm hơn đến Biển Đông bởi vùng biển này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thương mại, an ninh của Nhật Bản nói riêng và châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Mới đây, Nhật Bản đã cử các tàu khu trục, tàu ngầm tới tham gia một cuộc diễn tập với hải quân Indonesia và ghé thăm một loạt nước khác ven bờ Biển Đông. Bên cạnh đó, Tokyo cũng nhiều lần phản đối các hành động đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Trong bài phát biểu tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) ngày 26/4 vừa qua, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh các bên liên quan cần thiết lập một trật tự khu vực và tuân thủ nguyên tắc “pháp trị”. “Theo quan điểm này, tôi nhắc lại lời kêu gọi về việc sớm ký kết một Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả ở Biển Đông”, ông Kishida nói.

Về phần mình, Trung Quốc rất ngại bị nêu tên, lên án trong các hội nghị đa phương vì những hành động của họ trên Biển Đông. Vì vậy, nước này thường áp dụng chiến thuật vận động hành lang quyết liệt để không bị chỉ trích trong các bản tuyên bố chung và những hội nghị của ASEAN trong vài năm qua là minh chứng.

Tại hội nghị tổ chức năm ngoái ở Lubeck (Đức), các lãnh đạo trong nhóm G7 cũng ra một tuyên bố về an ninh hàng hải, trong đó kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế và các phán quyết có liên quan của tòa án cần được tôn trọng. Tuy nhiên, bản tuyên bố này không hề đề cập trực tiếp đến Trung Quốc.

Năm nay, Nhật Bản - với tư cách là nước chủ nhà có thể chủ động định hướng các cường quốc thế giới quan tâm hơn đến tranh chấp Biển Đông, thậm chí đưa vấn đề này vào tuyên bố chung của hội nghị G7. Dù vậy, đó cũng mới là bước đi đầu tiên trong quá trình gây sức ép chính trị đối với những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông và khó có thể tạo ra những thay đổi lớn trên thực địa.

Theo nhận định của một quan chức Chính phủ Nhật Bản, “vấn đề đặt ra là liệu nhóm G7 có thể thống nhất quan điểm hay không và bao nhiêu nước thành viên ASEAN sẽ đi theo các đề xuất của Tokyo”.

 Khác với Nhật Bản và Mỹ, các cường quốc ở châu Âu không mấy bận tâm đến tình hình Biển Đông mà chỉ tập trung nhiều vào việc duy trì mối quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Vì vậy, hội nghị G7 năm nay có thể giống như năm ngoái: các nước châu Âu sẽ không đứng hẳn về bên nào hay công khai chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

bien dong ham nong cuoc dau trung nhat (Video) Phản đối tem Đài Loan vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có văn bản gửi Bưu chính Đài Loan phản đối và yêu cầu cơ quan ...

bien dong ham nong cuoc dau trung nhat Việt Nam phản ứng trước lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc

Tân Hoa Xã dẫn nguồn Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài từ 12h00 ngày 16/5 đến 12h00 ...

bien dong ham nong cuoc dau trung nhat Philippines có thể đàm phán với Trung Quốc về Biển Đông

Ngày 15/5, Tổng thống mới đắc cử Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố muốn có quan hệ thân thiện với Trung Quốc.

Quang Chinh